Ẩn số về nguồn gốc lịch sử tên gọi thành phố Phan Thiết

Trong cổ sử Việt, tên gọi Phan Thiết được ghi nhận từ cuối thế kỷ 17, khi Phan Thiết trở thành một đạo thuộc dinh Bình Thuận. Tên gọi này có ý nghĩa gì?

Là thủ phủ của tỉnh Bình Thuận, Phan Thiết là một thành phố du lịch nổi tiếng của khu vực Nam Trung Bộ. Xung quanh tên gọi Phan Thiết có nhiều cách lý giải khác nhau. Ảnh: Thành phố Phan Thiết nhìn từ đồi Bà Nài.

Là thủ phủ của tỉnh Bình Thuận, Phan Thiết là một thành phố du lịch nổi tiếng của khu vực Nam Trung Bộ. Xung quanh tên gọi Phan Thiết có nhiều cách lý giải khác nhau. Ảnh: Thành phố Phan Thiết nhìn từ đồi Bà Nài.

Theo cách lý giải đầu tiên, khi người Việt chưa đến định cư, người Chăm gọi vùng đất này là "Hamu Lithít", trong đó "Hamu" là xóm ruộng bằng, "Lithít" là ở gần biển. Ảnh: Thuyền đánh cá trên sông Cà Ty, Phan Thiết.

Sau này, cư dân Việt vẫn sử dụng tên gọi gốc Chăm nhưng biến đổi "Lithit" thành “Tiết”, còn “Hamu” thay bằng “Phan” – dựa theo tên hai vùng Phan Rang, Phan Rí gần đó. Theo thời gian tên “Phan Tiết” trở thành “Phan Thiết” và được chuẩn hóa. Ảnh: Đồi cát ở Mũi Né, Phan Thiết.

Theo cách lý giải thứ hai, cái tên Phan Thiết có nguồn gốc từ tên của Po Thit (hoàng tử em của công chúa Po Sah Inư, con của vua Chăm Par Ra Chanh, tức Trà Chanh) đóng đồn trấn ngữ vùng đất này vào thế kỷ 14, được người Việt đọc trại ra. Ảnh: Tháp Po Sah Inư ở Phan Thiết.

Theo một cách lý giải khác, vùng đất này xưa được người Chăm phiên âm là “Mang-thít”, được người Việt tiếp nhận và đọc thành Phan Thiết. Dù vậy “Mang-thít” có ý nghĩa gì thì không có tài liệu nào giải thích. Ảnh: Nghệ nhân gốm Chăm ở tháp Po Sah Inư.

Trong cổ sử Việt, tên gọi Phan Thiết được ghi nhận từ cuối thế kỷ 17, khi Phan Thiết trở thành một đạo thuộc dinh Bình Thuận. Nhưng không văn bản nào chỉ rõ phạm vi của đạo Phan Thiết thời đó. Ảnh: Hài cốt cá Ông ở dinh vạn Thủy Tú, Phan Thiết.

Đến năm 1898, thời vua Thành Thái, thị xã Phan Thiết được thành lập, là tỉnh lỵ của Bình Thuận. Năm 1910, chính quyền thuộc địa viên xác nhận địa giới hành chính của thị xã Phan Thiết gồm 16 làng xã. Ảnh: Hoàng hôn trên sông Cà Ty.

Năm 1918, người Pháp bắt đầu thiết lập bộ máy chính quyền ở Phan Thiết và tiến hành quy hoạch đô thị này. Thị xã Phan Thiết liên tục làm tỉnh lỵ của tỉnh Bình Thuận kể từ đó. Ảnh: Tháp nước Phan Thiết, công trình biểu tượng của thành phố Phan Thiết.

Sau khi đất nước thống nhất, thị xã Phan Thiết trở thành tỉnh lỵ của tỉnh Thuận Hải. Năm 1991, Thuận Hải tách thành hai tỉnh Bình Thuận và Ninh Thuận. Năm 1999, thị xã Phan Thiết được nâng cấp thành thành phố trực thuộc tỉnh Bình Thuận. Ảnh: Di tích trường Dục Thanh, Phan Thiết.

Ngày nay, thành phố Phan Thiết thu hút đông đảo du khách trong và ngoài nước nhờ những khu nghĩ dưỡng sang trọng ở Mũi Né, nhiều di tích lịch sử độc đáo cùng nền văn hóa ẩm thực miền biển hấp dẫn. Ảnh: Đặc sản chả cá Phan Thiết.

Mời quý độc giả xem video: Bình Thuận - Điểm Dừng Chân Cho Những Phượt Thủ | VTV Review.

Quốc Lê

Nguồn Tri Thức & Cuộc Sống: https://kienthuc.net.vn/kho-tri-thuc/an-so-ve-nguon-goc-lich-su-ten-goi-thanh-pho-phan-thiet-1534160.html