Ăn nhiều măng sẽ mất máu?

Măng là thực phẩm quen thuộc trong bữa ăn gia đình nhưng không phải mọi người đều biết cách dùng phù hợp.

Chất độc nào tồn tại trong măng?

Cyanide
Arsen
Polonium-210

PGS.TS Nguyễn Duy Thịnh, cán bộ Viện Công nghệ Thực phẩm, Đại học Bách khoa Hà Nội, cho biết nhiều vụ ngộ độc xảy ra sau khi ăn măng là do độc tố cyanide. Dưới tác động của các enzym đường tiêu hóa, cyanide biến thành axit cyanhydric (HCN), gây hại cho cơ thể.

Xử lý chất độc có trong măng bằng cách nào?

Rửa với nước sạch
Luộc chín
Ngâm với nước lạnh 30 phút

PGS Thịnh cho rằng trong măng có chất độc nhưng rất dễ xử lý, do đó không quá lo ngại khi thưởng thức món ăn này. HCN có tính chất hòa tan trong nước và dễ bị bay hơi khi đun nóng.

Tuyệt đối không ăn măng khi nào?

Ăn sống
Ngâm chua
Xào măng cùng tỏi

PGS Thịnh khuyến cáo tuyệt đối không ăn măng sống, nộm măng, hoặc uống nước măng tươi để chữa bệnh hoặc hạ sốt theo một số phương pháp dân gian.

Ăn nhiều măng sẽ mất máu?

Đúng
Sai

Theo bác sĩ Dzoãn Thị Tường Vi, nguyên Trưởng khoa Dinh dưỡng, Bệnh viện 198, chưa có bất kỳ cơ sở khoa học nào về việc ăn măng nhiều sẽ ảnh hưởng máu. Người dân chỉ nên lưu ý trong việc làm sạch độc tố của măng.

Chất này trong măng rất tốt với người cholesterol trong máu cao:

Chất xơ
Chất đạm
Chất béo

Theo bác sĩ Tường Vi, hàm lượng dinh dưỡng trong măng không có nhiều, đáng kể nhất là chất xơ - rất tốt với người cholesterol cao.

Người ngộ độc măng có biểu hiện gì?

Ho ra máu, hoa mắt, ngất xỉu
Chóng mặt, rối loạn ý thức, buồn nôn
Ợ nóng, đau bụng, mẩn ngứa khắp người

Người bị ngộ độc thường có biểu hiện chóng mặt, lo lắng, rối loạn ý thức, đau đầu, buồn nôn. Ngộ độc nặng dẫn đến khó thở, tụt huyết áp, hôn mê, co giật, cứng hàm, giãn đồng tử. Nạn nhân có thể suy hô hấp, tím tái, hôn mê, rối loạn nhĩ thất. Ngộ độc nặng hơn nữa, bệnh nhân có thể ngừng thở.

Bà bầu nên ăn măng sau khi luộc bao nhiêu lần?

1 lần
2 lần
3 lần

Chế biến măng không cẩn thận dễ dẫn đến tình trạng ngộ độc, rất nguy hiểm cho bà bầu và thai nhi. Để an toàn, bà bầu muốn ăn măng cần rửa nhiều lần với nước sạch, ngâm muối, sau đó luộc kỹ khoảng 3 lần. Trong khi luộc măng, hãy mở nắp nồi để độc tố bay đi.

Ai không nên ăn măng?

Trẻ em đang trong giai đoạn phát triển, người mắc bệnh sỏi thận
Người mắc bệnh xương khớp, tim mạch
Người mắc bệnh đường hô hấp

Bác sĩ Phan Mỹ Hạnh, Bệnh viện Đa khoa Tâm Trí Sài Gòn, cho biết trẻ em đang trong giai đoạn phát triển không nên ăn măng do axit oxalic trong măng tươi ảnh hưởng việc hấp thu và tận dụng canxi, kẽm của cơ thể. Axit oxalic trong măng có thể kết hợp với canxi trong cơ thể tạo thành axit oxalic canxi dẫn đến sỏi thận đường tiết niệu. Do vậy, người bị bệnh sỏi thận không nên ăn nhiều măng tươi.

Tuệ Anh

Nguồn Znews: https://news.zing.vn/an-nhieu-mang-se-mat-mau-post1005832.html