Ăn kiêng để chống biến đổi khí hậu

Nghiên cứu mới đã tính được đầy đủ lượng các khí nóng phát thải từ thực đơn của các công dân Liên minh châu Âu (EU). Hóa ra, thịt và các sản phẩm từ sữa chịu trách nhiệm về phần lớn lượng phát thải này.

Liên quan đến phong cách ẩm thực, mỗi năm, một công dân EU trung bình thải ra 1.070 kg CO2. Trong số này có các phát thải liên quan đến việc tạo ra hoặc nấu chín thực phẩm, cũng như sự thay đổi trong canh tác hay vận chuyển.

Lượng CO2 này tương đương với lượng CO2 do một chiếc ô tô cá nhân thải ra trên quãng đường 6.000 km.

Nghiên cứu của Viện quốc tế về Hệ thống phân tích ứng dụng khẳng định, thực đơn của người châu Âu có ảnh hưởng rất lớn đến sản xuất khí nóng.

Thịt và trứng chịu trách nhiệm đối với hơn 75% lượng CO2 sản xuất ra, có liên quan đến thói quen ẩm thực. Nguyên nhân không chỉ là việc sản xuất thịt và trứng, mà còn là việc phá rừng nhằm tăng diện tích đất cho chăn nuôi.

Điều đáng ngạc nhiên là thương mại quốc tế và vận chuyển sản phẩm trong trường hợp này có ý nghĩa không đáng kể so với những nguồn khác.

Những nghiên cứu này không chỉ là nguồn thông tin dành cho những người hoạch định chính sách, mà cho cả những người tiêu dùng thông minh – những người hiểu rằng họ có ảnh hưởng đến số phận thế giới.

Nghiên cứu cũng khẳng định, việc sử dụng ít thịt và trứng là một trong những hoạt động cơ bản mà các cá nhân có thể thực hiện nhằm làm giảm ảnh hưởng của mình đối với sự biến đổi khí hậu.

“Dân châu Âu có văn hóa ăn thịt và các sản phẩm từ sữa. Việc hạn chế ảnh hưởng đến biến đổi khí hậu không nhất thiết đòi hỏi phải ngừng sử dụng những thực phẩm đó, mà là đa dạng hóa thực đơn, để giảm những thực phẩm này” – Nữ Tiến sĩ Vima Sandstrom ở ĐH Helsinki (Phần Lan) cho biết như vậy.

Theo Tuấn Sơn -Nauka

Nguồn GD&TĐ: http://giaoducthoidai.vn/suc-khoe/an-kieng-de-chong-bien-doi-khi-hau-3961727-b.html