Ăn dứa mùa hè (2): Dùng đúng cách để tránh 'rước' bệnh nguy hiểm

Quả dứa rất giàu vitamin, khoáng chất tốt cho cơ thể. Tuy nhiên, khi ăn, chúng ta phải thận trọng bởi dứa có thể gây nên chứng ngộ độc và nhiều biến chứng nguy hiểm khác.

 Không chỉ thơm ngon, ngọt, quả dứa còn chứa rất nhiều dinh dưỡng tốt cho sức khỏe. Tuy nhiên, bạn cần trang bị cho mình những kiến thức để có thể ăn dứa đúng cách bởi dứa có thể gây nên chứng ngộ độc hay còn gọi là dị ứng rất nguy hiểm, nhiều trường hợp nặng có thể dẫn đến tử vong. (nguồn: Vietnamnet)

Không chỉ thơm ngon, ngọt, quả dứa còn chứa rất nhiều dinh dưỡng tốt cho sức khỏe. Tuy nhiên, bạn cần trang bị cho mình những kiến thức để có thể ăn dứa đúng cách bởi dứa có thể gây nên chứng ngộ độc hay còn gọi là dị ứng rất nguy hiểm, nhiều trường hợp nặng có thể dẫn đến tử vong. (nguồn: Vietnamnet)

Nguyên nhân gây ra dị ứng, ngộ độc dứa là do một loại nấm độc Candida tropicalis. Loại nấm này phát triển mạnh về mùa hè trùng với mùa dứa chín. Do cây dứa mọc thấp, quả dứa nằm gần kề mặt đất, thêm nữa vỏ dứa xù xì, mắt ăn sâu vào thân quả nên nấm càng dễ bám. Trong quá trình thu hái, vận chuyển, quả dứa cũng thường được đổ đống dưới đất, nếu quả nào bị dập, úng, thối, nấm Candida có thể xâm nhập và phát triển bên trong làm một số người ăn phải sẽ mắc bệnh

Những điều cần tránh khi ăn dứa: Không ăn dứa bị dập, nát - dịch bào thấm ra, nấm sẽ phát triển, xâm nhập sâu vào trong quả, gây ngộ độc cho người ăn. Các triệu chứng ngộ độc thường thấy là mệt mỏi, khó chịu, ngứa ngáy, nổi mề đay

Không ăn trực tiếp khi còn xanh: Ăn hoặc uống nước ép dứa chưa chín rất nguy hiểm. Lúc này, dứa rất độc hại, rất dễ gây tiêu chảy nặng và nôn mửa. Ăn quá nhiều lõi dứa có thể khiến cho những búi chất xơ hình thành trong đường ruột

Tránh ăn dứa khi đói: Dứa là trái cây nhiều nước, mát, rất thích hợp trong mùa hè. Tuy nhiên, nếu bạn ăn khi đói sẽ khiến cơ thể bị nôn nao, khó chịu. Nguyên nhân là do các chất hữu cơ và bromelin có trong dứa tác động mạnh vào niêm mạc dạ dày, ruột

Những trường hợp sau cần thận trọng khi ăn dứa: Những người có tiền sử cơ địa dị ứng- Sau khi ăn dứa, bromelain có thể kích thích cơ thể sản sinh ra các histamine, gây các triệu chứng như đau bụng, buồn nôn, nổi mề đay, ngứa ngáy khó chịu, thậm chí gây khó thở. Bởi vậy, những bệnh nhân có tiền sử cơ địạ dị ứng như mề đay, viêm mũi dị ứng, hen phế quản, viêm da cơ địa… nên hạn chế ăn dứa để không làm tình trạng bệnh trầm trọng hơn. (nguồn: Zing)

Không tốt cho phụ nữ mang thai: Ăn quá nhiều dứa có thể làm tăng liều lượng lớn các enzyme bromelain trong cơ thể phụ nữ mang thai, kích thích co thắt tử cung, dẫn đến sảy thai

Người bị cao huyết áp nói không với dứa: Chất serotonin (5 - hydroxytryptamine, 5 - HT) trong dứa có tác dụng làm co thắt huyết quản rất mạnh, gây hưng phấn thần kinh cao và có thể làm tăng huyết áp ở người bình thường. Vì vậy, những người bị tăng huyết áp nên tránh xa loại quả này

Người có bệnh chảy máu hoặc có nguy cơ chảy máu (chảy máu cam, sốt xuất huyết, vết thương lớn, phụ nữ băng huyết…) không nên ăn dứa

Thực tế, có không ít người bị ngộ độc, nặng là tử vong vì ngộ độc dứa. Các triệu chứng ngộ độc thường thấy là mệt mỏi, khó chịu, ngứa ngáy, nổi mề đay… (nguồn: Lao động)

Khi ngộ độc có các triệu chứng xuất hiện sau 30 phút đến một giờ sau khi ăn. Nạn nhân thấy mệt mỏi, nhức đầu, chóng mặt, ngứa dữ dội khắp người sau đó thấy nóng bừng và nổi mẩn toàn thân, đau bụng, nôn mửa, tiêu chảy, hạ huyết áp, khó thở. Trường hợp nhẹ sẽ tự khỏi sau 2-3 giờ

Trường hợp nặng là tình trạng sốc dị ứng trụy tim mạch, phải đến ngay các cơ sở y tế được được thăm khám kịp thời

Chi Lê (Tổng hợp)

Nguồn ANTĐ: http://anninhthudo.vn/doi-song/anh-an-dua-mua-he-2-dung-dung-cach-de-tranh-ruoc-benh-nguy-hiem/808508.antd