Ấn Độ sẽ dùng 'vua pháo binh' M777 hiện đại nhất của Mỹ để đấu lại Pakistan?

Hiện ngoài các cuộc đối đầu trên không, Pakistan và Ấn Độ được dự đoán sẽ đối đầu nhiều dưới đất mà cụ thể với những cuộc đấu pháo qua biên giới. Liệu Ấn Độ có sử dụng 'vua pháo binh' M777 để tạo sức mạnh lấn át trước đối thủ.

 Trọng lượng nhẹ, hỏa lực mạnh, độ chính xác cao, lựu pháo M777 của Mỹ được coi là loại siêu pháo mạnh nhất thế giới hiện nay, vượt xa các đối thủ cùng loại của Nga và Trung Quốc.

Trọng lượng nhẹ, hỏa lực mạnh, độ chính xác cao, lựu pháo M777 của Mỹ được coi là loại siêu pháo mạnh nhất thế giới hiện nay, vượt xa các đối thủ cùng loại của Nga và Trung Quốc.

Được biết quân đội Ấn Độ đã tiếp nhận những khẩu lựu pháo M777 đầu tiên từ Tập đoàn BAE Systems vào tháng 11 năm ngoái.

Việc sở hữu lựu pháo hiện đại M777 được xem là bước đi quan trọng trong chương trình hiện đại hóa lực lượng pháo binh của Ấn Độ.

Bộ Quốc phòng Ấn Độ đã chấp nhận đưa vào trang bị M777 sau khi chúng phải trải qua những cuộc thử nghiệm hết sức khắt khe.

Tuy vậy những gì mà loại pháo này thể hiện đã làm hài lòng các nhà quân sự khó tính Ấn Độ.

Nếu trang bị loại đạn pháo thông minh, khả năng đánh trúng mục tiêu của M777 gần như tuyệt đối.

Dựa trên hợp đồng giữa BAE Systems và New Delhi, tập đoàn vũ khí lớn nhất nhì thế giới sẽ chuyển giao cho Ấn Độ 145 khẩu lựu pháo M777.

Sức mạnh của M777 còn nằm ở khả năng tác chiến cơ động với thời gian triển khai nhanh và độ chính xác trong mỗi phát bắn gần như là tuyệt đối.

Bên cạnh đó M777 có thể được triển khai trên nhiều loại địa hình khác nhau rất thuận tiện cho quân đội Ấn Độ.

Hợp đồng mua lựu pháo M777 được chính phủ Ấn Độ và Mỹ ký kết vào năm 2016 với giá trị ước tính khoảng 700 triệu USD.

Ngay sau nhận vào trang bị, lựu pháo M777 đã được Ấn Độ triển khai dọc biên giới với Pakistan và Trung Quốc.

Đây đều là những điểm nóng có khả năng bùng phát nguy cơ xung đột, đặc biệt là tại vùng tranh chấp với Pakistan.

M777 đã chứng minh được năng lực của mình trong suốt thời gian hoạt động tại trường Afghanistan, Syria và Iraq.

Mẫu pháo này cũng có thể dễ dàng vận chuyển lên các điểm cao bằng trực thăng.

Đây là điều mà không có loại pháo nào cùng kích cỡ nòng có thể làm được.

Việc sở hữu loại vũ khí này khiến cho các đối thủ tiềm tàng của Ấn Độ không khỏi lo lắng.

Hiện khu vực đường ranh giới kiểm soát LoC ở khu vực tranh chấp Kashmir giữa Ấn Độ và Pakistan vẫn đang có những cuộc đấu pháo qua lại.

Trung tá Devender Anand - người phát ngôn Bộ Quốc phòng Ấn Độ tuyên bố Pakistan đã vi phạm nghiêm trọng lệnh ngừng bắn được hai bên thống nhất và duy trì trong nhiều năm qua.

"Quân đội Pakistan đã liên tiếp nã pháo cối và súng bộ binh dọc theo Đường ranh giới kiểm soát ở khu vực Krishna Ghati, Quân đội Ấn Độ đã lập tức phản pháo mạnh mẽ và hiệu quả", Trung tá Anand cho biết.

Vì thế các lực lượng pháo binh Ấn Độ đã được lệnh đáp trả. Hiện rất có thể những ngày sắp tới pháo binh nước này sẽ dùng tới M777 để lấy ưu thế về pháo binh mỗi khi hai nước đối đầu.

M777 là lựu pháo chủ lực của USMC và lục quân Mỹ từ năm 2005, được tập đoàn BAE Systems của Anh phát triển nhằm thay thế mẫu M198 trước đó.

Mẫu pháo này tham chiến lần đầu trong cuộc chiến của Mỹ tại Afghanistan. Hiện tại M777 đang tham chiến tại Syria gây ra nhiều đòn sấm sét cho quân khủng bố IS cũng như các cánh quân đối lập với lực lượng SDF.

Pháo M777 nặng 4,2 tấn, dài 10,7 m. Ưu điểm của loại pháo này là trọng lượng nhẹ, hoạt động bền bỉ, rất chính xác.

Tốc độ bắn trung bình đạt 2 phát/phút, tối đa tới 5 phát/phút.

Ưu điểm của loại pháo này là trọng lượng nhẹ, hoạt động bền bỉ, rất chính xác. Loại pháo này có thể dễ dàng vận chuyển bằng trực thăng để cơ động trên chiến trường.

Ngoài Mỹ, Ấn Độ, M777 còn được quân đội Australia, Canada, Anh Quốc và Arab Saudi sử dụng.

Tại chiến trường Syria mới đây, trung đoàn pháo binh 25 thuộc lữ đoàn chiến thuật số 3 của sư đoàn sơn cước số 10 quân đội Mỹ, đã dùng M777 tiêu diệt nhanh gọn các căn cứ của khủng bố IS.

Việt Hùng

Nguồn ANTĐ: http://anninhthudo.vn/quan-su/anh-an-do-se-dung-vua-phao-binh-m777-hien-dai-nhat-cua-my-de-dau-lai-pakistan/801115.antd