Ấn Độ nói thẳng khi Nga mời mua thêm Su-30MKI

Đáp lại lời mời tiếp tục mua tiêm kích Su-30MKI của Nga, phía Không quân Ấn Độ đã tuyên bố thẳng.

Tờ India Today dẫn nguồn tin quân sự Ấn Độ cho biết, phía Nga đã mời Không quân nước này mua thêm khoảng 40 chiếc tiêm kích Su-30MKI. Đáp lại lời mới của Nga, Ấn Độ đã thẳng thắn từ với nhiều lý do.

Nguồn tin từ India Today cho biết: "Nga và Tập đoàn hàng không Hindustan (HAL), vốn chịu trách nhiệm lắp ráp chiến đấu cơ ở Ấn Độ chính thức đề nghị bán thêm 40 chiếc Su-30MKI nhưng Không quân Ấn Độ không hứng thú với điều này do chi phí bảo dưỡng cao khiến nó vô cùng đắt đỏ khi duy trì sử dụng trong thời gian dài".

Không quân Ấn Độ thấy rằng, họ đã mua được số lượng vừa đủ các chiến đấu cơ ở phân khúc hạng nặng để duy trì sử dụng nó trong vài thập niên tới.

Tiêm kích Su-30MKI.

Nguyên nhân Ấn Độ đưa ra cho quyết định không mua thêm Su-30MKI đã khá rõ ràng, tuy nhiên theo nhận định của tờ The Print, thực chất, New Delhi đang tỏ ra thiếu tin tưởng vào vũ khí và chiến đấu cơ Nga.

Và điều này đã được chứng minh qua việc Ấn mời Pháp nâng cấp động cơ dùng cho Su-30MKI và tiêm kích nội địa mà không phải là Nga.

The Print dẫn nguồn tin quân sự Ấn Độ cho biết, không quân nước này vẫn đang thực hiện đàm phán với nhà sản xuất quốc phòng Pháp nhằm nâng cấp động cơ nội địa GTRE GTX-35VS Kaveri để sẵn sàng trang bị cho chiến đấu cơ Su-30MKI và Tejas.

Dù nguồn tin không tiết lộ thêm về về các cuộc đàm phán này tuy nhiên chừng ấy cũng đủ cho thấy, Ấn Độ dã thiếu tin tưởng vào Nga trong việc cải thiện sức mạnh Không quân của mình.

Được biết, ngay từ cuối năm 2016, Chính phủ Ấn Độ đã chính thức thông qua thỏa thuận mua 36 máy bay chiến đấu Rafale của Pháp với trị giá gần 8 tỷ USD. Đây là dòng tiêm kích hạng nặng và có giá thành đắt đỏ hơn nhiều tiêm kích do Nga - Ấn cùng sản xuất.

Mặc dù vậy, Rafale vẫn là gói lựa chọn của Ấn Độ trong kế hoạch hiện đại hóa Không quân mà không phải là mua thêm Su-30MKI.

India Today cho rằng, hiện nay ngoài mối hiềm khích với người hàng xóm Pakistan từ khi giành độc lập, Ấn Độ đang phải sẵn sàng đối mặt với đà gia tăng sức mạnh quân sự cùng với những tham vọng chủ quyền quá đáng của Trung Quốc tại châu Á.

Đó là chưa kể Ấn Độ vẫn luôn có những tranh chấp lãnh thổ dai dẳng với hai người hàng xóm này xung quanh vùng núi Hymalaya.

Và khi tranh chấp chưa thể giải quyết, Ấn Độ đã tìm đến đối tác Pháp để tăng cường sức mạnh cho Không quân mà không phải là Nga - nước sản xuất phần lớn chiến đấu cơ trong Không quân Ấn Độ hiện nay.

Ấn Độ mua máy bay Mỹ

Chính phủ Mỹ đã thông qua việc bán 6 máy bay trực thăng AH-64E Apache cùng hệ thống vũ khí và các trang thiết bị hỗ trợ trị giá 930 triệu USD cho quân đội Ấn Độ. Hiện Lầu Năm Góc đã gửi thỏa thuận này sang cho Quốc hội phê duyệt.

Theo thông báo từ Bộ Quốc phòng, việc bán máy bay cùng các thiết bị này sẽ không làm thay đổi cán cân quân sự trong khu vực. Các nghị sĩ Mỹ cũng không một ai phản đối thương vụ này.

"Sự ủng hộ thương vụ bán trực thăng Apache AH-64E sẽ làm tăng cường khả năng phòng thủ của Ấn Độ, chống lại các mối đe dọa và làm hiện đại hóa lực lượng vũ trang nước này. Ấn Độ sẽ không gặp khó khăn trong việc tiếp nhận các vũ khí và thiết bị", thông báo viết.

Hòa Bình

Nguồn Đất Việt: http://baodatviet.vn/quoc-phong/vu-khi/an-do-noi-thang-khi-nga-moi-mua-them-su-30mki-3360006/