Ấn Độ không có khả năng 'gây tổn hại cho nền kinh tế đầy áp đảo của Trung Quốc'

Trung Quốc cho rằng lệnh cấm của Ấn Độ là 'vô nghĩa'. Ấn Độ làm cho 'cuộc đàn áp chính trị' với các công ty Trung Quốc trở nên trắng trợn hơn.

Ngay sau khi lệnh cấm 59 ứng dụng của Trung Quốc được công bố, các phương tiện truyền thông Trung Quốc cho rằng, Ấn Độ không nên đánh giá thấp hậu quả của một cuộc chiến kinh tế với nước này. Động thái này đã giáng một đòn mạnh vào niềm tin của các nhà đầu tư Trung Quốc. Và nền kinh tế Ấn Độ có thể vẫn bị khuất phục trong một thời gian kéo dài.

Phát ngôn của chính phủ Trung Quốc cho rằng lệnh cấm của Ấn Độ là “vô nghĩa”. Ấn Độ đã làm cho "cuộc đàn áp chính trị" đối với các công ty Trung Quốc trở nên trắng trợn hơn. “Giả sử chủ quyền của Ấn Độ có thể dễ dàng bị phá hủy bởi một số ít các ứng dụng, thì có thể thấy nó dễ bị tổn thương đến mức nào.” Bộ Công nghệ Thông tin Ấn Độ tuyên bố rằng, các ứng dụng lọt vào danh sách cấm là “tham gia vào các hoạt động gây phương hại đến chủ quyền, toàn vẹn, an ninh quốc gia và trật tự công cộng của Ấn Độ”.

Lệnh cấm 59 ứng dụng Trung Quốc sẽ làm tổn hại lợi ích thương mại của một số công ty Trung Quốc nhưng Ấn Độ không có khả năng “gây tổn hại cho nền kinh tế đầy áp đảo của Trung Quốc”.

Tờ Global Times cho biết, trong khi làn sóng tẩy chay các sản phẩm của Trung Quốc đang diễn ra rầm rộ ở Ấn Độ, thì những lợi ích mà nó mang lại chưa thực sự rõ ràng. Ấn Độ “không có lựa chọn thay thế có sẵn và giá cả phải chăng cho các sản phẩm do Trung Quốc sản xuất như điện thoại thông minh, hóa chất, linh kiện ô tô và nhiều mặt hàng khác”.

Lệnh cấm 59 ứng dụng Trung Quốc sẽ làm tổn hại lợi ích thương mại của một số công ty Trung Quốc nhưng Ấn Độ không có khả năng “gây tổn hại cho nền kinh tế đầy áp đảo của Trung Quốc”. Ảnh: WSJ

Lệnh cấm 59 ứng dụng Trung Quốc sẽ làm tổn hại lợi ích thương mại của một số công ty Trung Quốc nhưng Ấn Độ không có khả năng “gây tổn hại cho nền kinh tế đầy áp đảo của Trung Quốc”. Ảnh: WSJ

Trung Quốc đã kêu gọi sự bình tĩnh và nỗ lực nghiêm túc nhằm giữ gìn mối quan hệ song phương giữa hai nước. Truyền thông Trung Quốc đổ lỗi cho chính quyền Modi vì đã không “kiềm chế chủ nghĩa dân tộc đang trỗi dậy” giữa người dân Ấn Độ và khuyến khích làn sóng tẩy chay leo thang. Điều này sẽ làm xấu đi mối quan hệ song phương giữa hai nước.

Giới truyền thông dự đoán, khi các cuộc ẩu đả biên giới xảy ra, “sẽ không có gì lạ khi hai nước tham gia vào một cuộc chiến kinh tế”. Thậm chí sau vụ tranh chấp biên giới Doklam vào năm 2017, các mối quan hệ song phương cũng đã phục hồi nhanh chóng và “thiệt hại kinh tế của Ấn Độ là rất hạn chế”.

Nếu chính phủ Ấn Độ tiếp tục “nuông chiều” tình cảm dân tộc thì đất nước sẽ phải đối mặt với nhiều tổn thất hơn so với giai đoạn tranh chấp Doklam. Truyền thông Trung Quốc cho biết: “Chúng tôi chân thành hy vọng chính phủ Ấn Độ sẽ thức tỉnh với tình hình thực tế. Mong Ấn Độ sớm ngăn chặn cuộc khủng hoảng hiện tại trước khi nó trở thành bão lửa”.

Có thể bạn quan tâm:

Nguồn Business Today

Thuận Phát

Nguồn NCĐT: https://nhipcaudautu.vn/the-gioi/an-do-khong-co-kha-nang-gay-ton-hai-cho-nen-kinh-te-day-ap-dao-cua-trung-quoc-3335815/