Ấn Độ khẩn trương phát triển tiêm kích mới, coi thường J-20 Trung Quốc

Nhân dịp kỷ niệm 88 năm Ngày thành lập Không quân Ấn Độ, các nhà lãnh đạo Quân đội Ấn Độ đã thông báo, nước này đang khẩn trương phát triển loại máy bay chiến đấu thế hệ thứ 5, dự kiến sẽ ra mắt vào năm 2029.

Dự án phát triển máy bay chiến đấu thế hệ 5 của Ấn Độ có tên mã là AMCA đang được các viện nghiên cứu của Ấn Độ tập trung thiết kế; theo những thông tin từ truyền thông nhà nước Ấn Độ, AMCA có nhiều ưu điểm, thậm chí là vượt cả F-22 của Mỹ và J-20 của Trung Quốc. Ảnh: Chiến đấu cơ F-22 - Nguồn: Wikipedia.

Dự án phát triển máy bay chiến đấu thế hệ 5 của Ấn Độ có tên mã là AMCA đang được các viện nghiên cứu của Ấn Độ tập trung thiết kế; theo những thông tin từ truyền thông nhà nước Ấn Độ, AMCA có nhiều ưu điểm, thậm chí là vượt cả F-22 của Mỹ và J-20 của Trung Quốc. Ảnh: Chiến đấu cơ F-22 - Nguồn: Wikipedia.

Hiện nay trên thế giới có 2 loại chiến đấu cơ tàng hình hạng nặng đã được đưa vào biên chế chiến đấu là F-22 của Mỹ và J-20 của Trung Quốc; trong đó F-22 là máy bay chiến đấu thế hệ thứ 5 đầu tiên trên thế giới được đưa vào sử dụng. Ảnh: Chiến đấu cơ F-22 - Nguồn: Wikipedia.

F-22 có khả năng tàng hình, độ nhạy, độ chính xác và nhận thức tình huống rất tốt, kết hợp với khả năng không đối không và không đối đất, đưa F-22 trở thành máy bay chiến đấu có hiệu suất tổng thể tốt nhất trên thế giới hiện nay. Ảnh: Chiến đấu cơ F-22 - Nguồn: Wikipedia.

Với hiệu suất tuyệt vời của F-22, Mỹ đã giữ bí mật nghiêm ngặt trong nhiều năm và cấm xuất khẩu loại máy bay chiến đấu này, để ngăn chặn sự rò rỉ công nghệ tiên tiến ra bên ngoài; các quốc gia phát triển máy bay chiến đấu tàng hình sau Mỹ đều lấy các tính năng của F-22 để làm tham chiếu so sánh. Ảnh: Chiến đấu cơ F-22 - Nguồn: Wikipedia.

Ngoài F-22, Ấn Độ còn nhắc đến J-20; vậy tại sao Ấn Độ lại phải lấy J-20 để làm tham chiếu? J-20 cũng là loại chiến đấu cơ tàng hình hạng nặng do Trung Quốc sản xuất, thực hiện chuyến bay thử nghiệm đầu tiên vào năm 2011 và đưa vào biên chế trong lực lượng Không quân Trung Quốc năm 2017. Ảnh: Chiến đấu cơ J-20 - Nguồn: Wikipedia.

Thiết kế của F-20 khá đặc biệt so với các máy bay thế hệ thứ 5 khác, nó áp dụng sơ đồ bố trí cánh vịt để nâng cao khả năng cơ động. Ngoài ra J-20 còn sử dụng cửa hút khí siêu âm, một thiết kế đậm chất phương Tây, giúp giải quyết vấn đề hiệu suất khi bay ở tốc độ cao. Ảnh: Chiến đấu cơ J-20 - Nguồn: Wikipedia.

Là loại máy bay chiến đấu thế hệ thứ năm, nhưng khả năng tàng hình của J-20 vẫn bị nghi ngờ, nhất là sơ đồ thiết kế cánh vịt sẽ làm ảnh hưởng đến khả năng tàng hình của máy bay. Ảnh: Chiến đấu cơ J-20 - Nguồn: Wikipedia.

Theo truyền thông Trung Quốc, xét về tổng thể, khả năng tàng hình của J-20 không khác nhiều so với F-22, tức là "tốt hơn" so với Su-57 của Nga và F-35 của Mỹ. Động cơ và khả năng mang vũ khí vẫn đang được tiếp tục tối ưu hóa. Truyền thông Trung Quốc xếp hạng J-20 là một trong số máy bay tàng hình tốt nhất. Ảnh: Chiến đấu cơ J-20 - Nguồn: Wikipedia.

Còn về Ấn Độ, phần lớn trang bị không quân của nước này được nhập khẩu, trong đó máy bay chiến đấu được nhập từ 2 quốc gia là Liên Xô/Nga và Pháp; hiện đại nhất trong không quân Ấn Độ hiện nay là chiến đấu cơ Rafale mới nhập từ Pháp, được đánh giá thuộc thế hệ 4++. Ảnh: Chiến đấu cơ Rafale của Ấn Độ - Nguồn: Wikipedia.

Phiên bản Rafale được thiết kế cho Ấn Độ đã bổ sung thêm 13 tính năng mới. Tuy nhiên giá mua một chiếc Rafale cao tới 200 triệu USD và giá gần tương đương với chiếc F-22; vì vậy lượng đặt hàng của Ấn Độ chỉ có 36 chiếc. Ảnh: Chiến đấu cơ Rafale của Ấn Độ - Nguồn: Wikipedia.

Việc Ấn Độ tuyên bố họ sẽ độc lập phát triển máy bay thế hệ thứ năm, và hiệu suất của nó tốt hơn so với máy bay thế hệ thứ 5 hiện có của Mỹ và Trung Quốc. Nhưng nói thì dễ, làm mới khó; quan trọng là liệu Ấn Độ có thể độc lập phát triển máy bay thế hệ thứ 5 hay không?. Ảnh: Đồ họa máy bay thế hệ 5 của Ấn Độ - Nguồn: Topwar

Xét về tiềm năng không ai phủ nhận Ấn Độ không có tiềm năng, nhưng thực tế Ấn Độ sẽ rất khó khăn khi độc lập phát triển máy bay chiến đấu thế hệ 5; bài học nhãn tiền về chương trình phát triển máy bay chiến đấu Tejas và xe tăng Arjun, khi cả hai chương trình quan trọng này 40 năm vẫn chưa được đưa vào sử dụng. Ảnh: Máy bay chiến đấu Tejas - Nguồn: PTI

Trên thế giới bài học của Mỹ về chương trình phát triển máy bay chiến đấu tàng hình F-35; mặc dù là một cường quốc về khoa học và công nghệ cũng như hội tụ được tinh hoa công nghệ của toàn thế giới, chương trình phát triển F-35 đã tốn hàng nghìn tỷ USD, nhưng vẫn còn vô số lỗi chưa thể khắc phục; đưa F-35 là loại máy bay tiêu nhiều tiền nhất trong lịch sử. Ảnh: Máy bay chiến đấu F-35A - Nguồn: Wikipedia.

Từ thực tế chỉ ra các chương trình phát triển vũ khí của Ấn Độ tham vọng thì rất lớn, nhưng kết quả đạt được thường khác xa so với định hướng ban đầu. Và bây giờ, đối với kế hoạch máy thế hệ thứ năm đầy tham vọng của Ấn Độ, chúng ta hãy chờ xem. Ảnh: Đồ họa tiêm kích tàng hình thế hệ năm AMCA của Ấn Độ - Nguồn: Janes Defense.

Video Ấn Độ gặp rắc rối với MiG-29K của Nga - Nguồn: QPVN

Tiến Minh

Nguồn Tri Thức & Cuộc Sống: https://kienthuc.net.vn/quan-su/an-do-khan-truong-phat-trien-tiem-kich-moi-coi-thuong-j-20-trung-quoc-1452558.html