Ấn Độ: Chính sách GD quốc gia mới gây phản ứng trái chiều

Ấn Độ vừa áp dụng chính sách GD quốc gia (NEP-2020) cho cả trường phổ thông và ĐH, đưa ra lộ trình trong 2 thập kỷ tới. Chính sách mới đã gợi lên những phản ứng trái chiều trong xã hội.

HS Ấn Độ tới trường

HS Ấn Độ tới trường

Theo chính sách trên, việc phân bổ ngân sách hàng năm sẽ đượctăng từ 4,3% lên 6% tổng sản phẩm quốc nội, HS tiểu học sẽ được dạy bằng tiếngmẹ đẻ hoặc ngôn ngữ khu vực, việc phân luồng sẽ bị bỏ và các trường ĐH nước ngoàicó thể thành lập cơ sở ở Ấn Độ.

Ngoài ra, NEP-2020 đảm bảo không có ngôn ngữ nào được áp đặtcho bất kỳ ai kể cả khi nó bám sát công thức "3 ngôn ngữ" vốn được xây dựng vàonăm 1968, khuyến nghị mọi người nên học tiếng Hindi, tiếng Anh và ngôn ngữ khuvực ở các bang không nói tiếng Hindi.

Bộ trưởng GD Ramesh Pokhriyal nói rằng mọi ngôn ngữ sẽ đượcdạy theo phong cách vui vẻ và ít nhất đến lớp 5, HS sẽ được dạy bằng tiếng mẹ đẻhoặc ngôn ngữ khu vực.

Chỉ trích NEP-2020 vì cho phép nước ngoài đầu tư trực tiếptrong GD, một số đảng phái cho rằng chính sách mới này nhằm "tập trung hóa, thươngmại hóa" hệ thống GD. Họ cho rằng chính phủ đã đi chệch khỏi ý tưởng chính làphổ cập GD và thay vào đó là tập trung vào tạo thị trường GD.

Thành viên Hội đồng điều hành ĐH Delhi Rajesh Jha cho biếtchính sách trên sẽ thay đổi hệ thống GD từ dựa trên tài trợ sang dựa trên khoảnvay và thúc đẩy sự tham gia của lĩnh vực tư nhân và các trường ĐH nước ngoài, dẫnđến học phí cao "cắt cổ".

Những người khác lo ngại mặc dù các chính sách nói về việc tăngđầu tư công cho GD, nó thiếu một khung thời chính xác. Một bài báo trên tờ"Hindustan Times" đã cảnh báo rằng tăng đầu tư sẽ không phải là liều thuốc để cảithiện chất lượng GD nói chung.

Theo bài báo, nhiều chuyên gia cảm thấy trong khi NEP nói vềsự bất bình đẳng xã hội, nhưng người ta lại thấy ở đây có nhiều mục tiêu chínhtrị và kinh tế. Chính quyền trung ương phải để các bang tham gia và cho phép mộtcuộc thảo luận đẩy đủ tại Quốc hội về chính sách mới này – bài báo đề nghị.

Trong khi đó Chủ tịch D.Ramakrishma Rao của nhóm cánh hữu RashtriyaSwayamsevak Sangh, còn được gọi là Tổ chức Tình nguyện Quốc gia, nói rằng chínhsách mới dựa trên kinh nghiệm trong quá khứ, thể hiện thách thức và nhu cầu tươnglai. Ông Rao khen ngợi REP là một nỗ lực toàn diện của chính phủ.

"Dự thảo được hoàn thiện sau 6 năm làm việc vất vả với sựtham gia của nhiều nhà tư vấn và phản hồi từ hơn 100.000 ngôi làng" – ông nói.

Theo chính sách mới, khái niệm về phân luồng giữa nghệ thuậtvà khoa học, giữa hoạt động chính khóa và ngoại khóa, giữa học nghề và học thuậtsẽ bị loại bỏ. Tất cả các môn được coi là có tầm quan trọng như nhau và HS cóthể chọn các môn theo ý thích.

Theo CGTN

Nguồn GD&TĐ: https://giaoducthoidai.vn/an-do-chinh-sach-gd-quoc-gia-moi-gay-phan-ung-trai-chieu-1596367564015.html