Ấn Độ cấp tốc thay thế MiG-21 bằng MiG-35 sau thất bại trước JF-17 Pakistan

Việc bị tiêm kích JF-17 của Pakistan bắn hạ khá dễ dàng đã dẫn tới nhận định cho rằng Không quân Ấn Độ cần nhanh chóng cho MiG-21 Bison 'về hưu'.

 Trong ngày 27/2 đã diễn ra trận không chiến trên bầu trời đường giới tuyến LoC phân chia cao nguyên Kashmir - khu vực đang tranh chấp giữa Ấn Độ và Pakistan.

Trong ngày 27/2 đã diễn ra trận không chiến trên bầu trời đường giới tuyến LoC phân chia cao nguyên Kashmir - khu vực đang tranh chấp giữa Ấn Độ và Pakistan.

Hiện tại các bằng chứng đang cho thấy đã có ít nhất 1 tiêm kích đánh chặn hạng nhẹ MiG-21 Bison của Không quân Ấn Độ bị bắn hạ, tác giả theo thông báo là JF-17 của Không quân Pakistan.

Ban đầu có nhiều ý kiến cho rằng việc MiG-21 bị bắn hạ không phải điều gì bất thường bởi đây là một dòng chiến đấu cơ cao tuổi, được chế tạo đã hơn 50 năm trước.

Tuy nhiên điều này không đúng hoàn toàn, bởi chiếc MiG-21 của Ấn Độ bị bắn rơi là phiên bản MiG-21 Bison mới được nâng cấp cách đây ít lâu, tính năng của nó được quảng cáo sánh ngang F-16 đời đầu.

Nhờ khả năng sử dụng tên lửa không đối không ngoài tầm nhìn R-77 và R-73, năng lực tác chiến của MiG-21 Bison được quảng cáo là đã cao gấp nhiều lần so với nguyên bản.

Vậy nhưng thực tế lại chỉ ra rằng MiG-21 Bison đã bị JF-17 Thunder bắn hạ rất dễ dàng, trong khi JF-17 lại chỉ là "tiêm kích hạng 2" được Trung Quốc chế tạo cho mục đích xuất khẩu.

So sánh với J-10 thì mọi thông số kỹ chiến thuật cơ bản của JF-17 đều thua xa, bởi vậy thất bại trên chắc chắn sẽ khiến Không quân Ấn Độ khó lòng nuốt trôi.

Trong lúc này đã xuất hiện nhiều tiếng nói trong giới quân sự - chính trị Ấn Độ yêu cầu nhanh chóng nối lại gói thầu MMRCA nhằm sớm đưa vào biên chế 126 chiến đấu cơ đa năng thế hệ mới.

Gói thầu MMRCA được Ấn Độ mở ra cách đây vài năm có mục đích chính là để thay thế phi đội MiG-21 Bison này, tuy nhiên thương vụ đã gặp rất nhiều trắc trở.

Sau quá trình đánh giá sơ bộ, Bộ Quốc phòng Ấn Độ đã tuyên bố Tập đoàn Dassault của Pháp là bên thắng thầu, họ sẽ cung cấp dây chuyền để lắp ráp máy bay Rafale ngay tại Ấn Độ.

Nhưng bất ngờ diễn biến mới đã xuất hiện, đó là Tập đoàn Dassault tuyên bố họ sẽ không bảo hành cho những chiếc Rafale do Tập đoàn HAL của Ấn Đọ lắp ráp.

Điều này khiến New Delhi cảm thấy không thể chấp nhận được, dẫn tới quyết định hủy bỏ việc tuyên bố Rafale thắng thầu và quá trình trên được tiến hành lại từ đầu.

Trong trường hợp gói thầu MMRCA được mở lại, ứng viên từng bị tuyên bố thua cuộc là MiG-35 bỗng có sự trở lại ngoạn mục khi nó đang được đánh giá có rất nhiều cơ hội chiến thắng.

Sở dĩ MiG-35 từng thua Rafale trong quá khứ là bởi khi đó chiếc máy bay chiến đấu này chưa hoàn thiện, nhưng vào thời điểm hiện tại thì cục diện đã xoay chuyển hoàn toàn.

Triển vọng của MiG-35 được nhận định là sáng giá hơn hẳn F-21 hay chính chiếc Rafale, bên cạnh đó cũng có một vài ý kiến cho rằng Ấn Độ sẽ mua thêm MiG-29 lưu kho trong lúc chờ đợi mua MiG-35 với số lượng lớn.

Bạch Dương

Nguồn ANTĐ: http://anninhthudo.vn/quan-su/anh-an-do-cap-toc-thay-the-mig21-bang-mig35-sau-that-bai-truoc-jf17-pakistan/801139.antd