Ấn Độ bắt đầu xuất khẩu tên lửa BrahMos, cơ hội nào cho Việt Nam?

Mục tiêu xuất khẩu tên lửa BrahMos của Ấn Độ là nhắm vào thị trường khu vực các nước Đông Nam Á bao gồm Việt Nam, Malaysia, Singapore và Indonesia.

 Hãng thông tấn Sputnik dẫn các nguồn tin từ Ấn Độ cho biết, New Delhi đã thông qua kế hoạch xuất khẩu tên lửa BrahMosCó thể bạn quan tâm ra nước ngoài. Và thị trường tiềm năng đang được Ấn Độ nhắm tới là các quốc gia ở khu vực Đông Nam Á bao gồm cả Việt Nam và các quốc gia thuộc Vùng Vịnh. Nguồn ảnh: Sputnik.

Hãng thông tấn Sputnik dẫn các nguồn tin từ Ấn Độ cho biết, New Delhi đã thông qua kế hoạch xuất khẩu tên lửa BrahMosCó thể bạn quan tâm ra nước ngoài. Và thị trường tiềm năng đang được Ấn Độ nhắm tới là các quốc gia ở khu vực Đông Nam Á bao gồm cả Việt Nam và các quốc gia thuộc Vùng Vịnh. Nguồn ảnh: Sputnik.

Tên lửa hành trình siêu âm BrahMos là một sản phẩm ra đời dưới sự hợp tác giữa Ấn Độ và Nga. Loại tên lừa này được coi là có tính năng cực kỳ vượt trội và là một trong những loại tên lửa hành trình chiến thuật hiện đại nhất mà Ấn Độ hiện đang có. Nguồn ảnh: Sputnik.

Truyền thông Ấn Độ cũng cho biết, trong vài năm vừa qua đã có rất nhiều thông tin xoay quanh việc Ấn Độ và Việt Nam đàm phán về việc mua tên lửa hành trình BrahMos này. Tuy nhiên các thông tin trên đều chưa được kiểm chứng rõ ràng. Nguồn ảnh: Sputnik.

Các nguồn tin trong quân đội Ấn Độ cho biết, rất nhiều quốc gia trong khu vực Đông Nam Á đang sẵn sàng mua loại tên lửa này từ phía Ấn Độ và nhiều khả năng, một quốc gia thuộc Đông Nam Á sẽ là khách hàng đầu tiên sở hữu loại tên lửa này, sau đó mới tới các quốc gia Vùng Vịnh. Nguồn ảnh: Sputnik.

Rất nhiều quốc gia ở khu vực Đông Nam Á hiện đang có loại tiêm kích Su-30 trong biên chế. Điều đặc biệt là tên lửa BrahMos đã được Ấn Độ thiết kế để có thể triển khai từ tiêm kích Su-30MKI mà không quân nước này đang sở hữu. Nguồn ảnh: Sputnik.

Điều này đồng nghĩa với việc, các quốc gia sở hữu Su-30 khác như Việt Nam chỉ cần một vài cải tiến nhỏ để chiếc tiêm kích Su-30MK2 có thể tương thích với mẫu tên lửa hành trình siêu âm này vì về cơ bản, Su-30MKI và Su-30MK2 không có nhiều điểm khác biệt lớn. Nguồn ảnh: Sputnik.

Hai "đại gia" khác ở Đông Nam Á bao gồm Indonesia và Malaysia cũng đang sử dụng Su-30 trong biên chế của mình. Trong đó Indonesia sử dụng loại tiêm kích Su-30MKK và Malaysia sử dụng loại tiêm kích Su-30MKM - đều được kỳ vọng có thể tương thích tốt với BrahMos. Nguồn ảnh: Sputnik.

Dựa trên các tính toán và kỳ vọng của mình, Quân đội Ấn Độ cho biết họ ước tính giá trị xuất khẩu của BrahMos có thể đạt tới 5 tỷ USD trong thời gian từ nay tới năm 2023. Nguồn ảnh: Sputnik.

Nga - quốc gia cùng tham gia vào việc phát triển tên lửa BrahMos của Ấn Độ cho biết nước này hoàn toàn không phản đối việc Ấn Độ xuất khẩu tên lửa BrahMos tới "các quốc gia thân thiện" trong tương lai. Nguồn ảnh: Sputnik.

Theo kienthuc.net.vn

Nguồn Doanh Nghiệp: http://doanhnghiepvn.vn/quoc-te/an-do-bat-dau-xuat-khau-ten-lua-brahmos-co-hoi-nao-cho-viet-nam/20190526074214831