Ăn cà độc dược để trị mụn, nữ sinh suýt mất mạng

Toàn thân cây cà độc dược thì hạt chứa chất độc cao nhất, chỉ cần uống quá liều sẽ có nguy cơ tử vong. Tuyệt đối không nên dùng bừa bãi mà không có chỉ định.

Vài ngày trước, nữ sinh tên Tiểu Trần, sinh viên Đại học Hồ Nam, Trung Quốc nghe nói rằng hạt cà độc dược có thể trị mụn trứng cá nên đã quyết định dùng thử.

Cô nữ sinh mua nửa cân cà độc dược trên mạng và quyết định dùng thử trước một nắm hạt cà độc dược để đun nước uống. Rất nhanh sau đó, Tiểu Trần bị chóng mặt, mệt mỏi, buồn nôn, da mẩn đỏ.

Sợ hãi, Tiểu Trần vội đến bệnh viện để cấp cứu. Tại bệnh viện, nữ sinh được chẩn đoán ngộ độc hạt cà độc dược cấp tính, phải nhập viện ngay lập tức để rửa ruột vào nằm phòng chăm sóc đặc biệt để theo dõi.

Theo bác sĩ, toàn thân cây cà độc dược thì hạt chứa chất độc cao nhất, chỉ cần uống quá liều sẽ có nguy cơ tử vong. Mọi người tuyệt đối không nên dùng bừa bãi mà không có chỉ định của bác sĩ.

Cũng theo bác sĩ, mụn trứng cá là tình trạng viêm mãn tính của nang lông và tuyến bã nhờn, thường mọc ở mặt, ngực và lưng. Bệnh xuất hiện ở những người trẻ tuổi và ảnh hưởng đến ngoại hình. Thế nhưng ít người biết biết rằng, vị trí mọc mụn cũng có thể tiết lộ những bí mật của cơ thể hay nói cách khác, một số bệnh trong cơ thể có thể được phán đoán dựa trên vị trí mọc mụn.

Tuyệt đối không sử dụng cà độc dược bừa bãi để trị mụn. - Ảnh minh họa.

Làm sao để phán đoán bệnh qua vị trí mọc mụn?

1. Mụn trên mũi

Nói chung, mụn mọc trên mũi khi phổi bị nóng, những người mọc mụn trên mũi có thể ăn thêm thức ăn có màu trắng như củ cải trắng hoặc nấm hương, hạt sen để giảm bớt khí hỏa ở phổi. Ngoài ra, sau khi thức dậy vào buổi sáng nên chọn nơi có không khí trong lành để hít vào thở ra nhiều lần, tống hết không khí không sạch trong phổi ra ngoài. Nếu có thể ho cũng không sau, ho giúp thải dịch tiết ra khỏi đường hô hấp và tăng cường miễn dịch.

2. Mụn trên trán

Nói chung, những người thức khuya và làm việc quá nhiều dễ bị nổi mụn trên trán, ợ chua. họ cũng dễ xúc động và dễ nổi nóng, đây là biểu hiện của chứng nóng giận. Suy nghĩ nhiều cũng có thể gây mệt mỏi, tinh thần căng thẳng, gây hại cho gan. Bạn nên chú ý nghỉ ngơi và ngủ ít nhất 7-8 tiếng mỗi ngày. Uống nhiều canh hạt sen, có thể giúp thanh tâm trừ hỏa, có vai trò dưỡng tim, giúp ngủ ngon.

3. Mụn quanh miệng

Mụn quanh môi có thể liên quan mật thiết đến những bất thường về đường tiêu hóa. Tình trạng táo bón, nóng ruột, thích ăn đồ chiên rán nhiều gia vị có thể gây ra mụn xung quanh môi. Nếu bạn cũng đang có mụn quanh miệng, cũng nên cảnh giác với những bất thường ở hệ tiết niệu.

Nên uống nhiều nước, ăn nhiều trái cây và rau quả có nhiều chất xơ, điều chỉnh chế độ ăn uống và xoa bóp vùng bụng thường xuyên để giúp thải phân.

4. Mụn ở má

Nổi mụn trên má có nghĩa là máu lưu thông kém, hoặc có triệu chứng viêm phổi, kèm theo ho, đau họng, ngứa và có đờm trong cổ họng. Những người như vậy nên tránh hút thuốc và uống rượu, không ăn cay và các loại thức ăn nhiều gia vụ, hãy ăn nhiều thức ăn có tác dụng dưỡng phổi như nấm trắng, táo đỏ.

5. Mụn ở cằm

Mụn ở cằm thường là do sự mất cân bằng hormone trong cơ thể. Những người bị mụn ở cằm nên sắp xếp chế độ ăn uống hợp lý, tránh xa đồ ăn nhiều dầu mỡ gây kích ứng, ăn nhiều rau quả tươi. Thường xuyên dùng nước nóng ngâm chân hoặc tắm có thể đẩy nhanh quá trình lưu thông máu khắp cơ thể, giảm mệt mỏi, điều hòa rối loạn nội tiết.

Tốt hơn hết, những người bị mụn trứng cá không thể sử dụng thuốc một cách ngẫu nhiên, hãy ăn ít hoặc không ăn đồ ngọt, uống nước ngọt, thức ăn cay. Hãy uống nhiều nước và ăn nhiều rau, trái cây để giúp cơ thể giải nhiệt.

Kiều Dụ (Theo Sina)

Nguồn Tri Thức & Cuộc Sống: https://kienthuc.net.vn/doi-song/an-ca-doc-duoc-de-tri-mun-nu-sinh-suyt-mat-mang-1520946.html