Ẩm thực Trung Quốc: Sự kết tinh của văn hóa ngàn năm

Với bề dày lịch sử cùng sự ảnh hưởng đến nhiều nền ẩm thực trên thế giới, ẩm thực Trung Quốc từ lâu đã là một đề tài tốn khá nhiều giấy mực của những người nghiên cứu về lĩnh vực đậm nét văn hóa này.

1. Gà Kung Pao

Gà Kung Pao.

Gà Kung Pao.

Món gà Kung Pao có xuất xứ từ tỉnh Tứ Xuyên, đặc trưng của món ăn này là cay bởi thịt gà đã được nấu cùng ớt và đậu phộng.

Đây là món ăn nổi tiếng và được bán nhiều trong các nhà hàng Trung Hoa ở Mỹ và Châu Âu, lẽ dĩ nhiên là nó được rất nhiều người ưa chuộng. Ngày nay thì ngoài thịt gà, những đầu bếp còn sáng tạo thay thế thịt gà bằng thịt heo, thịt bò hay là các loại hải sản khác nhưng theo đánh giá chung thì thịt gà vẫn ngon hơn cả.

2. Thịt lợn chua ngọt

Thịt lợn chua ngọt.

Thịt lợn chua ngọt là một món ăn Trung Quốc nổi tiếng đã đi cùng năm tháng với người dân tại đây. Không chỉ được ưa chuộng bởi người dân bản địa, thịt lợn chua ngọt với phong vị đậm đà, thơm ngon, lại trông vô cùng hấp dẫn và bắt mắt cũng đã chinh phục trái tim không ít du khách nước ngoài có dịp nếm thử. Món ăn này phổ biến trên khắp đất nước, đặc biệt tại một số tỉnh thành lớn như Chiết Giang, Sơn Đông, Tứ Xuyên, Quảng Đông...

Trong đó nổi bậc nhất về chất lượng và hương vị đặc sắc phải kể đến thịt lợn chua ngọt được chế biến theo công thức truyền thống của người dân vùng Sơn Đông. Nguyên liệu chính của món ăn này rất quen thuộc và đơn giản, bao gồm thịt lợn, lòng trắng trứng, được chiên kỹ với dứa, ớt chuông tươi. Phần nước sốt chua ngọt đậm đà được pha chế từ cà chua, giấm, tinh bột, một chút rượu, muối, đường và rau mùi. Món thịt lợn chua ngọt sau khi hoàn tất có màu cam sáng quyến rũ, hương vị chua ngọt vừa miệng, khiến thực khách không thể chối từ. Đặc biệt, theo văn hóa Trung Quốc, món thịt lợn chua ngọt còn thể hiện niềm hy vọng một gia đình có nhiều con cháu và sung túc.

3. Đậu phụ Tứ Xuyên

Đậu phụ Tứ Xuyên/

Nguyên liệu làm nên món ăn thơm ngon ấy thật đơn giản: đậu phụ tươi, hành khô, thêm bột ớt, hạt tiêu, muối, tương, xì dầu. Đơn giản là thế nhưng vận dụng sao cho khéo công thức để có một đĩa đậu phụ chính hiệu như đậu phụ Trần quả là không đơn giản. Miếng đậu phải mềm mà không nát, mùi thơm béo ngậy. Trước khi cho vào chế biến nên ngâm qua nước muối để loại bỏ mùi ngái của đỗ tương và giúp đậu giữ nguyên miếng khi chế biến. Các bước chế biến phải hết sức cẩn thận tỉ mỉ.... Theo nhà Trần đặc sắc của đậu phụ được khái quát trong tám hương, vị: tê, cay, nóng bỏng, thơm, giòn, mềm, tươi, tái.

Đậu phụ Tứ Xuyên đã, đang và sẽ sống mãi trong lòng văn hóa ẩm thực văn hóa Trung Hoa. Không chỉ thế món đậu phụ còn có sức ảnh hưởng rộng rãi tới nền ẩm thực các nước bạn bè. Từ món đậu phụ Tứ Xuyên, người Việt Nam ta đã chế biến thành nhiều món ăn khác nhau, phù hợp hơn với nền ẩm thực Việt.

4. Vịt quay Bắc Kinh

Vịt quay Bắc Kinh.

Đây là món ăn xuất hiện từ thời nhà Nguyên (1206-1368), sau này trở thành nguyên liệu cho bữa ăn chính của các vua chúa dưới thời Minh Triều. Năm 1416, nhà hàng đầu tiên có vịt quay được mở tại Bắc Kinh. Từ đó, món này trở thành thương hiệu cho thủ đô Trung Quốc.

Vịt được chọn thường lấy từ Nam Kinh. Sau khi chọn con ngon nhất, vịt được làm sạch và ướp mạch nha, gia vị giấm đỏ, đường, muối, ngũ vị hương rồi mới quay. Loại củi sử dụng phải là cây long não hoặc ăn trái để mùi thơm từ gỗ làm tăng hương vị cho thịt vịt.

Vượt xa khỏi biên giới Trung Quốc, món vịt quay Bắc Kinh giờ đây có thể dễ dàng tìm thấy trong các khu chợ Lạng Sơn và cả ở Hà Nội. Hương vị thơm ngon, mềm mại và màu sắc hấp dẫn là dấu ấn làm nên tên tuổi cho món này.

4. Trà trứng

Trà trứng.

Với những du khách có niềm đam mê dành cho những món ăn độc đáo, đậm đà dư vị của Trung Quốc, chắc chắn không thể bỏ qua món trà trứng truyền thống, một trong những tinh hoa ẩm thực của đất nước này. Đây là món ăn tuy có hương vị lạ nhưng lại đặc sắc có một không hai. Hãy cùng Viet Viet Tourism thưởng thức hương vị của nó nhé!

Trà trứng là món trứng gà kho với nước trà, cho hương vị tuy lạ lùng nhưng đặc sắc có một không hai. Không ai xác định được món trứng trà ra đời từ khi nào, chỉ biết rằng các bữa ăn sum họp gia đình vào dịp Tết Nguyên đán của người dân Trung Quốc từ bao đời nay đều không thể thiếu món ăn đậm đà này. Người con xa quê cứ độ tết đến lại nhớ về hương vị thơm ngon và bổ dưỡng đặc trưng của món trà trứng, cùng ý nghĩa tâm linh vô cùng quan trọng của nó.

Trứng gà được luộc sơ, sau đó đập nhẹ cho lớp vỏ ngoài nát ra nhưng không bóc bỏ lớp vỏ này để tiếp tục kho với nước trà. Phần nước trà là loại trà đen Phúc Kiến được ủ bằng trà túi lọc, đun sôi cùng nước tương, hoa hồi, lá quế, vỏ quýt hoặc vỏ cam, nêm nếm đường và muối cho vừa ăn. Trứng được kho cùng hỗn hợp thảo dược trên trong vòng một tiếng, sau đó ủ tiếp 5 giờ đến khi phần nước trà có màu đen nhánh, là lúc hương vị được thấm đều vào trứng thì mới vớt ra.

Khi trứng được bóc bỏ, thực khách thưởng thức nó không chỉ được cảm nhận ở hương vị đậm đà và thơm phức mùi thảo dược mà còn bởi các vân màu đẹp mắt trên quả trứng. Khi bóc vỏ trứng, để lộ lớp lòng trắng mịn màng, thực khách sẽ thấy những đường vân màu hạt dẻ phủ khắp mặt trứng. Nó trông như những viên ngọc cẩm thạch.

Nhật Minh

Nguồn Thời Đại: https://thoidai.com.vn/am-thuc-trung-quoc-su-ket-tinh-cua-van-hoa-ngan-nam-108686.html