Am hiểu công năng của từng loại giày thể thao chỉ trong ít phút

Nhiều người mang giày thể thao 'vô tội vạ', dẫn tới chấn thương ngoài ý muốn. Vì vậy, bạn cần hiểu rõ công năng của từng loại giày có phù hợp với nhu cầu bản thân hay không.

Hình dạng đế cong hình cung cùng thiết kế đơn giản và gọn nhẹ là đặc điểm của dòng giày nào?

Giày luyện tập đa năng (giày training)
Giày chạy bộ (giày running)

Các loại giày running hiện nay thường có phần đế cong rõ rệt để phù hợp với chuyển động của bàn chân khi chạy. Thiết kế cũng được lược giản những chi tiết thừa để mang lại trọng lượng nhẹ hơn, đồng thời một số loại còn có phần cổ như một đôi tất nhằm ôm chắc bàn chân người mang. Bên cạnh đó, một lớp đế dày và êm ái sẽ giảm trọng lực của chân khi tiếp đất, đặc biệt ở gót chân là dày nhất.

Bạn có thể mang giày running vào những ngày tập sức nặng không?


Không

Hoàn toàn không thể mang giày running khi tập gym vì chúng thường không có đế giày bằng phẳng và đủ to để là "điểm tựa" an toàn khi thực hiện các bài tập như squat, nhảy xa, nhảy bậc... Bên cạnh đó, phần mặt đế của giày training còn được trải đều các vân bám giúp kháng lực, bám sàn tốt và di chuyển đa hướng dễ dàng, tránh bị lật cổ chân.

Ngoài đế giày, những đôi training còn đặc điểm nào khác hơn so với giày running không?


Không

Do tính chất của cơ thể cần được giữ thăng bằng khi nâng tạ hoặc khi di chuyển nhanh và đột ngột, phần upper (thân giày) cũng quan trọng không kém. Qua đó, mặt xung quanh giày training cần đảm bảo độ vững chắc. Chất liệu giày running thường là vải đan có thể co giãn.

Những loại giày lifestyle như Vans, Converse... có thể được mang khi tập gym không?


Không

Đây có thể được xem là vô lý, nhưng nếu quan sát kỹ, chúng ta vẫn thấy một số người mang giày lifestyle khi đến phòng gym. Điều này có thể đúng khi ngày đó bạn tập những nhóm cơ trên như ngực, tay, vai. Tuy nhiên, những đôi này chỉ nên được mang khi đi dạo phố. Vào những buổi tập gym, bạn vẫn nên mang giày đúng công năng.

Môn bóng rổ cũng cần di chuyển nhiều, đôi khi đột ngột. Vậy thiết kế của giày bóng rổ sẽ tương tự giày training?

Đúng
Sai

Những đôi giày chơi bóng rổ được thiết kế với phần mũi, thân và gót giày chắc chắn như giày training. Hơn thế nữa, chúng còn phải đảm bảo độ ôm sát bàn chân như "lớp da" thứ 2 kết hợp cùng đế giày cao su có nhiều vân bám giúp người chơi di chuyển nhanh nhẹn, mang lại trải nghiệm thoải mái khi chơi.

Tại sao giày bóng rổ vừa có cổ cao vừa có cổ thấp?

Vì để đẹp và đa dạng
Tùy vào vị trí đảm nhiệm và lối chơi để lựa chọn loại cổ giày

Đối với vị trí trung phong, người chơi phải bật nhảy nhiều và thường xuyên va chạm với đối thủ, dễ gây té ngã và lật mắt cá nên giày cổ cao sẽ được ưu tiên hàng đầu. Còn vị trí "vòng ngoài" chỉ cần mang giày cổ thấp. Ngoài ra, giày bóng rổ thường hầm hố khiến đôi chân trông to hơn, nhưng điều đó không phải là vấn đề lớn vì hiệu năng vẫn quan trọng hơn thẩm mỹ.

Thế Hoàng
Ảnh: Getty, Pinterest

Nguồn Znews: http://news.zing.vn/am-hieu-cong-nang-cua-tung-loai-giay-the-thao-chi-trong-it-phut-post937792.html