Alibaba lừa khách hàng mua nhà bằng cách nào?

Đánh vào tâm lý muốn giàu nhanh, hưởng chênh lệch lớn bằng việc 'lướt sóng' đất nền, Địa ốc Alibaba đã không màng đến việc vi phạm pháp luật lập dự án 'ma' để lừa đảo.

Hàng ngàn người dân mất tiền tỉ vì hàng chục dự án "ma" được Alibaba vẽ ra

Lực lượng chức năng bao vây phong tỏa mặt trước trụ sở Công ty Alibaba tại đường Phạm Văn Đồng

Lực lượng chức năng bao vây phong tỏa mặt trước trụ sở Công ty Alibaba tại đường Phạm Văn Đồng

Suốt thời gian dài vừa qua Cty CP Địa ốc Alibaba (Cty Alibaba) không chỉ làm khuynh đảo ở Bà Rịa – Vũng Tàu mà còn tạo sóng ở nhiều dự án ở Đồng Nai, Bình Thuận, thậm chí vào cả TPHCM. Vì sao những “dự án ma” có thể công khai rao bán, khiến hàng trăm, hàng nghìn người dân có khả năng mất nhiều tiền tỉ bởi hàng chục dự án ở nhiều tỉnh được ông chủ của Alibaba “vẽ” ra?.

Theo Công an TP.HCM, căn cứ chỉ đạo của lãnh đạo Bộ Công an, Cục Cảnh sát Kinh tế và Kết quả điều tra, cùng tài liệu chứng cứ thu thập được, Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an TP.HCM ra quyết định khởi tố vụ án hình sự về tội “Lừa đảo chiếm đoạt tài sản” xảy ra tại Công ty Cổ phần địa ốc Alibaba và các công ty có liên quan trong việc quảng cáo phân lô, bán đất nền trên địa bàn TP.HCM, tỉnh Đồng Nai, Bà Rịa - Vũng Tàu, Bình Thuận.

Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an TP.HCM cũng ra quyết định khởi tố bị can, lệnh bắt bị can để tạm giam và ra lệnh khám xét đối với Nguyễn Thái Lĩnh về tội “Lừa đảo chiếm đoạt tài sản” theo Điều 174 Bộ luật Hình sự năm 2015.

Thủ đoạn lừa đảo "vẽ" ra dự án để bán hàng

Kết quả điều tra ban đầu cho thấy, Nguyễn Thái Lĩnh và đồng bọn đã thành lập Công ty Cổ phần địa ốc Alibaba và các công ty thành viên, tự vẽ các dự án không có thật tại một số tỉnh phía Nam, chưa làm thủ tục pháp lý, chưa được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt, cấp phép cho làm dự án… nhưng đã huy động tiền của hàng nghìn khách hàng để chiếm đoạt. Trong đó sai phạm nghiêm trọng nhất là ở Đồng Nai và Bà Rịa - Vũng Tàu.

Nguyễn Thái Luyện - Chủ tịch HĐQT Công ty Cổ phần địa ốc Alibaba

Cụ thể, cách thức hoạt động của Công ty Cổ phần địa ốc Alibaba không như các công ty hoạt động môi giới đất nền bình thường. Đánh vào tâm lý muốn giàu nhanh, muốn hưởng được khoản chênh lệch lớn bằng việc "lướt sóng" đất nền, các đầu nậu đất đai đã không màng đến việc vi phạm pháp luật lập dự án "ma" để kinh doanh.

Đối với Công ty Cổ phần địa ốc Alibaba, chúng dùng chiêu thức tinh vi, lập dự án ma, quảng cáo rầm rộ trên mạng xã hội để lừa khách hàng. Việc bán hàng vẫn cứ đều đặn, khách hàng vẫn xuống tiền, công ty vẫn tuyển thêm nhân viên. Tuy nhiên, dự án mà doanh nghiệp này mở bán liên tục được ra mắt là điều khó tin. Đến khi cơ quan chức năng vào cuộc thì đa phần các dự án này đều được doanh nghiệp “vẽ ra” để bán hàng.

Trên thực tế, mặc dù cho đến nay cơ quan chức năng của tỉnh Đồng Nai vẫn chưa cấp phép cho bất cứ dự án khu dân cư nào của Alibaba nhưng công ty này vẫn rao bán rầm rộ trên mạng. Mới nhất là dự án Ali Aqua Nhơn Trạch, được quảng cáo là “Một siêu dự án mang đẳng cấp Nhật Bản”. Tuy nhiên, theo Chủ tịch UBND huyện Nhơn Trạch Lê Thành Mỹ: Huyện chưa cấp phép dự án KDC nào cho công ty này.

Tiếp đến, tại huyện Long Thành (Đồng Nai), nơi có dự án Sân bay quốc tế Long Thành, Alibaba đang rao bán hàng loạt dự án khu dân cư: Alibaba Long Thành, Alibaba An Phước, Alibaba Long Phước, Alibaba Bàu Cạn… Trong khi đó, lãnh đạo huyện này cũng khẳng định chưa cấp phép cho bất cứ dự án nào của Alibaba.

Nhân viên Alibaba chống lại lực lượng công vụ

Theo thống kê mới nhất của Đồng Nai, Alibaba đang rao bán đến 29 dự án đất nền, trong đó nhiều nhất là tại huyện Long Thành với 27 dự án, Xuân Lộc và Nhơn Trạch mỗi huyện có 1 dự án.

Một trường hợp điển hình, theo nguồn tin từ báo Thanh Niên, ông Ngô Văn Hà (ở P.15, Q.Bình Thạnh, TP.HCM) cay đắng kể, ông ký hợp đồng thỏa thuận chuyển quyền sử dụng đất để mua 3 lô đất trong dự án Tóc Tiên Residence và Alibaba Phú Mỹ Central City ở TP.Vũng Tàu, với số tiền hơn 1 tỉ đồng, đã thanh toán 95%. Cả 3 hợp đồng đều ký theo hình thức chọn thu lại cả gốc lẫn lãi sau 6 tháng với lãi suất 12%.

Tuy nhiên sau khi đã tới thời hạn, phía Công ty Alibaba không thực hiện đúng theo nội dung đã giao kết trong hợp đồng là thanh toán cả gốc và lãi. Sau nhiều ngày lặn lội tới trụ sở Công ty Alibaba "làm dữ", công ty này mới cho thanh lý cho ông 2 lô nhưng chỉ được lấy lại tiền gốc. Riêng lô thứ 3 Công ty Alibaba bắt ông tái đầu tư vào lô đất khác.

“Tôi đã nộp đơn đến công an để tố cáo lừa đảo, nhưng công an trả lời đây là tranh chấp dân sự nên trả đơn lại. Do không được bảo vệ nên tôi phải tiếp tục đầu tư 1 lô đất khác với số tiền 300 triệu đồng trong vòng 1 năm”, ông Hà cho hay.

Alibaba hoạt động công ty theo hình thức đa cấp

Nhân viên Alibaba đập tài sản của lực lượng công vụ

Đáng nói, Luyện còn chủ trương hoạt động công ty theo hình thức đa cấp, đội ngũ nhân viên cũng tham gia đóng góp “cổ phần” vào. Chính vì thế, không mấy khó hiểu khi xảy ra các vụ việc như bị cưỡng chế ở các dự án ma, bị cơ quan pháp luật điều tra, bị báo chí phản ánh… thì đội ngũ nhân viên của Alibaba vẫn sống chết để bảo vệ, vì hơn hết vẫn có quyền lợi trong đó.

Chính vì vậy, trong lúc cơ quan chức năng thực hiện việc cưỡng chế tại xã Tóc Tiên, gần 100 nhân viên địa ốc Alibaba có hành vi ngăn chặn, chống đối bằng cách dùng gạch, đá đập phá xe cuốc, xe cẩu của đoàn cưỡng chế.

Xem thêm: Video thực tế đầu tiên về iPhone 11 (Nguồn: Người đưa tin)

Nguồn Gia Đình VN: https://giadinhvietnam.com/alibaba-lua-khach-hang-mua-nha-bang-cach-nao-d148102.html