Ai từng nói 'ta thà làm quỷ nước Nam chứ không thèm làm vương đất Bắc'?

Ông là danh tướng lừng lẫy trong sử Việt, trước những lời dụ dỗ của giặc Mông - Nguyên, ông đã khảng khái trả lời 'ta thà làm quỷ nước Nam chứ không thèm làm vương đất Bắc'.

Câu 1: Ai là tác giả câu nói đi vào sử sách “ta thà làm quỷ nước Nam chứ không thèm làm vương đất Bắc”?

A.Trần Khánh Dư

B.Trần Nhật Duật

C.Trần Bình Trọng

Đáp án chính xác là Trần Bình Trọng.

Bảo Nghĩa vương Trần Bình Trọng là danh tướng kháng chiến chống Mông – Nguyên lần thứ hai dưới thời Trần. Trong cuộc chiến ở bãi Thiên Mạc, để bảo vệ cho vua Trần Thánh Tông và Trần Nhân Tông thoát khỏi sự truy đuổi của kẻ thù, ông bị địch bắt. Quân Mông – Nguyên ra sức dụ dỗ ông không được, chúng hỏi “có muốn làm vương đất Bắc không”? Ông thét lên “ta thà làm quỷ nước Nam chứ không thèm làm vương đất Bắc”. Trần Bình Trọng sau đó bị kẻ địch sát hại, nhưng câu nói đầy dũng khí của ông đã đi vào sử sách, mãi là biểu tượng anh hùng của dân tộc.

Câu 2. Bảo Nghĩa vương là hậu duệ của vị vua nổi tiếng nào sau đây?

A.Lê Đại Hành

Đáp án chính xác là Lê Đại Hành.

Theo Đại Việt sử ký toàn thư, Bảo Nghĩa vương Trần Bình Trọng là hậu duệ của vua Lê Đại Hành, người sáng lập nên nhà Tiền Lê (980-1009), cha ông là Lê Phụ Trần, nhờ có công cứu giá vua Trần Thái Tông trong cuộc kháng chiến chống quân Mông Cổ lần thứ nhất (1258) nên được ban đặc ân cho mang quốc tín (họ Trần), nhờ đó đến đời Bình Trọng ông mới mang họ Trần.

B.Đinh Tiên Hoàng

C.Lý Công Uẩn

Câu 3. “Cứng cỏi lòng trung nghĩa / ngàn thu tỏ đại danh” là những câu thơ ai đã viết để ca ngợi danh tướng Trần Bình Trọng?

A.Nguyễn Huy Tưởng

B.Phan Kế Bính

Đáp án chính xác là Phan Kế Bính.

Đó là những câu thơ của học giả Phan Kế Bính ca ngợi về tài đức của danh tướng Trần Bình Trọng. Nội dung bài thơ như sau: Giỏi thay Trần Bình Trọng/ Dõng dõi Lê Đại Hành/ Đánh giặc dư tài mạnh/ Thờ vua một tiết trung/ Bắc vương thác mà nhục/ Nam quỷ thác cũng vinh/ Cứng cỏi lòng trung nghĩa/ Ngàn thu tỏ đại danh.

C.Lê Văn Hưu

Câu 4. Ai là “danh tướng bán than” từng góp công lớn trong kháng chiến chống Mông – Nguyên lần thứ 2 và lần thứ 3?

A.Trần Khát Chân

B.Trần Khánh Dư

Đáp án chính xác là Trần Khánh Dư.

Trần Khánh Dư (1255-1340) là danh tướng nổi tiếng của triều Trần, người nối bật với vai trò Phó Đô tướng trong kháng chiến chống Mông – Nguyên lần thứ 2 và thứ 3. Chiến thắng tiêu biểu nhất của ông là khi chỉ huy quân đội nhà Trần đánh chìm hoàn hoàn đoàn thuyền lương do Trương Văn Hổ chỉ huy năm cuối năm 1287. Mất hết lương thảo, quân Nguyên buộc phải rút quân bằng đường biển, cuối cùng bị Hưng Đạo Vương Trần Quốc Tuấn đánh cho tan tành tại trại trận Bạch Đằng 3 năm 1288. Sau này, dù phạm tội lớn với con của Trần Hưng Đạo nhưng Trần Khánh Dư vẫn được Quốc công Tiết chế mời viết tựa cho cuốn sách Vạn Kiếp tông bí truyền thư của ông.

C.Trần Nguyên Hãn

Câu 5. Hoàng tử nào của nhà Trần không mất một binh, một tốt vẫn có thể thu phục được hàng vạn quân của Trịnh Giác Mật?

A.Trần Quang Khải

B.Trần Mạnh

C.Trần Nhật Duật

Đáp án chính xác là Trần Nhật Duật.

Trần Nhật Duật (1255-1330) là con trai của vua Trần Thái Tông, sau được phong làm Chiêu Văn Vương. Ông là người vừa đức độ, vừa tài giỏi, văn võ sông toàn. Theo Đại Việt sử ký toàn thư, Trịnh Giác Mật làm phản ở vùng Đà Giang, nhờ giỏi tiếng các dân tộc thiểu số nên ông xông vào hai hàng gươm giáo đến gặp Giác Mật, ngồi nói chuyện bình thản, bốc xôi nắm ăn bằng tay, uống rượu cần bằng mũi. Trịnh Giác mật quá khâm phục, nhận làm anh em và đem quân về quy thuận triều đình. Ngoài ra, ông cũng là người đóng góp công lớn trong cuộc kháng chiến chống Mông – Nguyên lần thứ 2 và thứ 3.

Tiểu Uyên

Nguồn VietnamNet: http://vietnamnet.vn/vn/giao-duc/trac-nghiem/trac-nghiem-ai-tung-noi-ta-tha-lam-quy-nuoc-nam-chu-khong-them-lam-vuong-dat-bac-430979.html