Ái nữ nhà tài phiệt Trung Quốc bị Mỹ bắt giữ: Điều gì đang chờ đợi ở phiên tòa sắp tới?

Điều gì đang chờ đợi bà Meng Wanzhou, ái nữ nhà tài phiệt Trung Quốc Huawei, trong phiên tòa diễn ra vào ngày 6/2 tới?

Vụ bắt giữ giám đốc tài chính của Huawei, bà Meng Wanzhou đã gây ra một “cơn bão” khiến các phương tiện truyền thông từ khắp nơi trên thế giới đổ về Vancouver (Canada). Vụ án được đánh giá là có tất cả: tiền bạc, quyền lực và mưu đồ quốc tế. Hiện Meng Wanzhou đã được bảo lãnh tại ngoại và đang chờ đợi phiên điều trần để xác định xem liệu bà có bị dẫn độ về Mỹ để đối mặt với cáo buộc gian lận và vi phạm các lệnh trừng phạt quốc tế đối với Iran hay không.

Phiên tòa tiếp theo của bà Meng là ngày 6/2. Tại đây, Mỹ sẽ phải cung cấp hồ sơ vụ án, giải thích lý do cáo buộc bà Meng phạm tội cũng như đưa ra các bằng chứng trước tòa.

Bà Meng Wanzhou rời khỏi nhà với một nhân viên bảo vệ ở Vancouver ngay sau khi cô được thả ra với số tiền bảo lãnh 10 triệu đô la Canada. Ảnh: Jonathan Hayward/Canadian Press)

Thẩm phán sẽ quyết định liệu bằng chứng do Mỹ đưa ra có đủ để tổ chức một phiên tòa hay không, và bồi thẩm đoàn sẽ kết án nếu họ tin rằng những bằng chứng được đưa ra là xác thực.

Sau đó, Bộ trưởng Bộ Tư pháp Canada sẽ phải đưa ra quyết định có hay không việc dẫn độ Meng về Mỹ. Meng cũng sẽ có cơ hội phản biện ở phiên tòa này.

Cuối cùng, Meng có thể kháng cáo lên Tòa phúc thẩm và Tòa án Tối cao Canada. Tất cả những điều này có nghĩa là ái nữ nhà Huawei sẽ phải đeo chiếc vòng theo dõi GPS trong một thời gian dài.

Cơ hội nào cho Meng Wanzhou?

Theo thông tin mà CBC News có được hồi tháng 5, trong thập kỷ qua, 90% người bị bắt vì dẫn độ ở Canada cuối cùng đều “đầu hàng” các quốc gia yêu cầu. Các chuyên gia pháp lý cho biết đây là một con số rất cao.

Mặt khác, các nhà quan sát chính trị cho rằng số phận của Meng có thể được quyết định thông qua các cuộc đàm phán giữa các nhà lãnh đạo Trung Quốc và Mỹ.

Trung Quốc đã yêu cầu trả tự do cho Meng và Tổng thống Mỹ Donald Trump đã lên tiếng đề nghị về việc ông có thể can thiệp nếu điều đó thúc đẩy lợi ích kinh tế của Mỹ.

Giờ thì sao?

Meng sẽ làm việc tại Vancouver và sống dưới sự bảo vệ của các thiết bị giám sát điện tử. Chồng cô cũng sẽ làm việc tại Vancouver, và con gái của họ cũng học ở đây. Meng nói với luật sư của mình rằng bà có thể nộp đơn xin làm Tiến sĩ tại Trường Kinh doanh Sauder của Đại học British Columbia.

Khánh Hồng (theo CBC.ca)

Khánh Hồng

Nguồn VietQ: http://vietq.vn/ai-nu-nha-tai-phiet-trung-quoc-bi-my-bat-giu-dieu-gi-dang-cho-doi-o-phien-toa-sap-toi-d152506.html