Ai làm nên góc khuất của trọng tài?

VH- Người trong giới cầm còi vẫn thường rỉ tai nhau rằng trọng tài có luật im lặng, có những góc khuất mà nếu không 'chạm' được tới nó thì dù có khá về chuyên môn, khỏe về thể lực, vững về tâm lý, cũng sẽ chỉ làng nhàng ở những giải đấu cấp dưới. Còn ngược lại, sẽ được nâng đỡ, kể cả khi yếu về tâm lý điều hành các trận đấu.

Thực ra không phải đợi đến vòng 22 V.League, trọng tài Trần Văn Lập mới mắc sai sót. Gần 1 năm trước, trọng tài Lập trở thành tâm điểm vòng 23 V.League khi “bẻ còi” trên sân Long An, từ chối bàn thắng của Wander Luiz ghi vào lưới FLC Thanh Hóa. Trước đó, ông Lập đãcông nhận bàn thắng gỡ hòa 1-1 cho đội chủ nhà. Sau sựcố này, VPF quyết định không mời ông Lập tham gia làm nhiệm vụ tại V.League đến hết mùa giải. Câu hỏi đặt ra là tại sao người trong giới biết trọng tài Lập yếu về tâm lý, đãmắc sai sót nhưng vẫn được điều hành các giải đấu. Có người cho rằng bởi ông Lập đã“chạm” được vào góc khuất của giới trọng tài nên mới được nâng đỡ như vậy. Câu trả lời chỉ người trong cuộc mới biết được nhưng sai sót “kinh điển” của trọng tài Lập vừa qua cũng khiến người ta phải đặt dấu hỏi, phải chăng trọng tài Việt Nam kém quánên mới có những sai sót sơ đẳng đến thế và luôn được xem là một phần tồn tại của V.League?

Nếu không quyết liệt cải tổ, trọng tài vẫn sẽ là thực tại nhức nhối của bóng đá Việt Nam Ảnh: QUANG LIÊM

Câu trả lời đãđược nhiều chuyên gia lý giải rằng thực ra trọng tài Việt Nam không kém, thậm chí chúng ta từng có những trọng tài thổi các trận đấu lớn của AFC. Thếnhưng hễcứ về thổi trong nước, một số trọng tài lại bỗng nhiên rất dở. Tại sao lại có tình cảnh tréo ngoe như vậy? Câu trả lời một phần cũng đến từ hành động chỉ thẳng tay vào mặt trọng tài của đội trưởng đội SLNA QuếNgọc Hải, tại vòng đấu vừa diễn ra cách đây 2 ngày. Cho rằng trọng tài Trương Hồng Vũ đãsai lầm khi nhận định Hải đãphạm lỗi kéo người với Eydison nên quyết định thổi phạt đền, quábức xúc Hải dồn trọng tài Vũ lùi lại, liên tục chỉ ngón trỏ vào mặt ông. Nếu hành động khi đó của Hải được “hỗ trợ” thêm bởi các đồng đội và nếu bản lĩnh của trọng tài Vũ yếu kém thì chưa biết chuyện gì sẽ xảy ra. Rất có thể trọng tài sẽ bẻ còi vì không chịu nổi sức ép từ các cầu thủ. Thếnên sai sót của trọng tài một phần đến từ thái độ hành xử thiếu văn hoácủa các HLV, cầu thủ, luôn cho rằng trọng tài sai để gây sức ép. Nhưng thái độ hành xử phi thể thao đó lại được các HLV, cầu thủ cho rằng xuất phát từ nguyên nhân họ đãquámất niềm tin vào các ông “vua” sân cỏ.

Thực ra niềm tin đó của những người trong và ngoài cuộc đãbị xói mòn bao năm qua. Những tiếng còi méo, những nghi án không có lời đáp về việc có hay không trọng tài nhận phong bì, hay thậm chí một số trọng tài phải đứng trước “vành móng ngựa” đãlàm những người quan tâm đến bóng đátrong nước ngày càng mất niềm tin vào đội ngũ cầm cân nảy mực. Không chỉ sai “trong tư tưởng”, như đãnói ở bài trước, trọng tài cấp cao nhất cầm còi tại V.League còn liên tục sai về luật thì việc bị phản ứng không có gì lạ. Nhìn cách phản ứng của Becamex Bình Dương cách đây ít hôm, người xem truyền hình hoàn toàn có thể thông cảm được với sựthất vọng đến cùng cực của Tấn Trường và các đồng đội. Mất niềm tin cũng từ ấy mà ra.

Ngoài nguyên nhân đến từ môi trường bóng đácòn nhiều bất cập, nguyên nhân cốt lõi dẫn đến việc trọng tài yếu kém đãđược nhiều cựu trọng tài, giám sát chỉ ra là do công tác đào tạo trọng tài còn nhiều bất cập. Việc nên hay không thành lập một Học viện trọng tài (không tập trung) như mô hình của nhiều nước tiên tiến đãđược các chuyên gia đưa ra. Thậm chí vấn đề này cũng đãđược đề cập tại Hội nghị phát triển bóng đáViệt Nam do Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam chủ trì vào đầu năm 2018. Nhưng ở thời điểm đó, ông Nguyễn Văn Mùi (Trưởng ban trọng tài) lại trả lời vòng vo và không ai đưa ra được lộ trình cho việc này. Việc thành lập một Học viện trọng tài được xem là còn nhiều cái khó nhưng một cựu trọng tài chia sẻ: “Vẫn có cách khác để thực hiện. Hiện cả nước có ít nhất 7 trường Đại học đào tạo về thể thao, chúng ta chỉ cần sơ tuyển mỗi trường 30 người có tiếng Anh, thể hình, thể lực tốt đào tạo tại chỗ. Mỗi năm, các em học và sát hạch theo giáo trình đào tạo trọng tài, đến khi tốt nghiệp khoảng 4 năm tối thiểu cũng có hơn một chục trọng tài chuyên nghiệp. Mỗi năm một lứa tuyển sinh đào tạo như vậy, chỉ khoảng 7 đến 8 năm, bóng đáViệt Nam sẽ có một lứa trọng tài vững chuyên môn hoàn toàn có thể sánh với các nước trong khu vực”.

Thếnhưng vấn đề là để hiện thực hóađược các ý tưởng đó thì cần sựnỗ lực từ nhiều phía, nhất là VFF. Và nếu VFF không quyết liệt trong khâu đào tạo thì vấn đề trọng tài sẽ vẫn là thực tại nhức nhối nhất của bóng đáViệt Nam.

VÂN GIANG - DŨNG NGUYỄN

Nguồn Báo Văn hóa: http://baovanhoa.vn/th%E1%BB%83-thao/da-nang-xay-dung-bai-thuyet-minh-chuan