Ai là tướng quân đội trẻ ở tuổi 40

Trở thành vị tướng trẻ của Quân đội Việt Nam khi mới 40 tuổi; Quả cảm, ứng biến khôn lương của nữ tướng đầu tiên của Việt Nam; Nổi tiếng vì là 'tướng quốc lưỡng quốc'… nhiều vị tướng Việt Nam còn lưu danh muôn thuở.

Nhập ngũ năm 18 tuổi, tham gia 67 trận quyết tử với quân địch. Ông là một trường hợp đặc biệt trong lịch sử Quân đội nhân dân Việt Nam vì từ một anh lính nghĩa vụ nhưng đã nhiều lần hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ, lập được những chiến công lớn, từng trải qua hầu hết các vị trí cấp trưởng trong quân đội và rồi đảm nhận trọng trách quan trọng, Thứ trưởng Bộ Quốc phòng, Phó Tổng tham mưu trưởng Quân đội nhân dân Việt Nam. Khi 40 tuổi, ông được phong Tướng và đó cũng là vị tướng trẻ của Quân đội vào thời điểm ấy. Ông là Thượng tướng Nguyễn Huy Hiệu.

1. Quê hương của Thượng tướng Nguyễn Huy Hiệu?

A. Thái Bình

B. Hà Nam

C. Nam Định

C là đáp án đúng. Thượng tướng Nguyễn Huy Hiệu, quê ở xã Hải Long, huyện Hải Hậu, tỉnh Nam Định. Từ khi còn là cậu bé chăn trâu ông đã thích chơi trò đánh trận giả với bạn bè và có ước mơ trở thành người tướng chỉ huy giỏi trong quân ngũ. Đến năm 1964, khi vừa tròn 17 tuổi, ông viết đơn nhập ngũ và trở thành anh lính lục quân. Đến tháng 2/1965, ông được đưa về huấn luyện tân binh ở tiểu đoàn 2 Trung đoàn 812, sư 324 ở Nghi Ân, Nghi Lộc, Nghệ An. Sau đó được đưa về chiến đấu ở Bình Trị Thiên, rồi sang Lào. Tiếp đó ông về Sư đoàn 341 quân khu 4 và Trung đoàn 27 mặt trận B5. Từ vị trí anh lính binh nhì ông đã được cất nhắc lên nhiều cương vị: Tiểu đội trưởng, Trung đội trưởng, Đại đội trưởng, Tiểu đoàn trưởng và Trung đoàn trưởng, đã lãnh đạo được những đội quân tinh nhuệ. Trong chiến dịch Hồ Chí Minh, ông đã chỉ huy một trong năm mũi nhọn đánh vào giải phóng Sài Gòn. Năm 1973 khi mới 26 tuổi, ông được tuyên dương là Anh hùng LLVTND. Năm 40 tuổi ông được phong hàm Thượng tướng.

2. Thượng tướng Nguyễn Huy Hiệu được Viện Hàn lâm Khoa học quân sự Liên bang Nga trao bằng Viện sĩ về nghệ thuật gì?

A. Chiến tranh Quảng Trị

A là đáp án đúng. Thượng tướng Nguyễn Huy Hiệu là người nước ngoài đầu tiên được Viện Hàn lâm Khoa học quân sự Liên bang Nga trao bằng Viện sĩ và cũng là người Việt Nam đầu tiên được nhận bằng Viện sỹ về nghệ thuật chiến tranh Quảng Trị - mảnh đất nhỏ bé ấy hiện có tới 72 nghĩa trang, là nơi yên nghỉ của hàng chục nghìn ngôi mộ của các liệt sỹ đã ngã xuống vì Tổ quốc. Những ký ức về một thời lửa đạn ấy, Thượng tướng Nguyễn Huy Hiệu lưu giữ thật kỹ trong tâm trí để rồi sau này, ông cùng với Đại tá, Nhà văn Lê Hải Triều đã tái hiện thành những dòng hồi ức mang đậm dấu ấn văn học, đó là cuốn “Một thời Quảng Trị”. Hiện cuốn “Một thời Quảng Trị” đã được dịch ra nhiều thứ tiếng trên thế giới.

B. Chiến tranh du kích

C. Chiến tranh Nhân dân

3. Bà Nguyễn Thị Định - Nữ tướng đầu tiên của Việt Nam quê ở đâu?

A. Bạc Liêu

B. Bến Tre

B là đáp án đúng. Bà Nguyễn Thị Định quê ở Lương Hòa, huyện Giồng Trôm, tỉnh Bến Tre. Bà tham gia cách mạng từ khi 16 tuổi; là đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam (năm 1938). Bà nhập ngũ năm 1965 và được phong quân hàm Thiếu tướng Quân đội nhân dân Việt Nam (năm 1974), là Phó tư lệnh Quân giải phóng miền Nam Việt Nam, Anh hùng LLVT nhân dân (năm 1995). Suốt cả cuộc đời bà cống hiến cho cách mạng: Năm 1940 bà bị thực dân Pháp bắt đi đày ở trại giam Bà Rá; năm 1943 ra tù, trở về hoạt động ở huyện Châu Thành; năm 1945 tham gia lãnh đạo giành chính quyền ở tỉnh Bến Tre... Sau đó, bà được giao giữ những trọng trách: là Ủy viên Quân ủy Quân giải phóng miền Nam Việt Nam phụ trách phong trào chiến tranh du kích (năm 1965), Phó chủ tịch Hội đồng nhân dân (1987-1992), Chủ tịch Hội Liên hiệp phụ nữ Việt Nam (1980-1992).Thiếu tướng Nguyễn Thị Định xứng đáng với 8 chữ vàng mà Bác Hồ kính yêu tặng Phụ nữ Việt Nam: “Anh hùng, bất khuất, trung hậu, đảm đang”.

C. An Giang

4. Vị tướng duy nhất của Quân đội nhân dân Việt Nam hy sinh ở chiến trường nước ngoài là ai?

A. Thượng tướng Nguyễn Hữu An

B. - Thiếu tướng Nguyễn Kim Tuấn

B là đáp án đúng. Thiếu tướng Kim Tuấn tên thật là Nguyễn Công Tiến, quê gốc làng Phúc Lâm, xã Tân Ước, huyện Thanh Oai, TP. Hà Nội ngày nay. Năm 19 tuổi, ông được vào học trường Võ bị Trần Quốc Tuấn khóa 1 (nay là Học viện Lục quân), ngôi trường quân sự đầu tiên của Nhà nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa. Thiếu tướng Kim Tuấn được đánh giá là 1 tướng trẻ, tài năng, nhiệt huyết và mưu lược. Ngày 16/3/1979, khi đi nghiên cứu thực địa tại tỉnh Battambang (Campuchia) thì đoàn xe của ông bị quân Khmer Đỏ phục kích, xe của ông bị trúng đạn M79. Hôm sau, ngày 17/3/1979 thiếu tướng Kim Tuấn trút hơi thở cuối cùng.

C. Trung tướng Lê Linh

5. 'Lưỡng quốc tướng quân' Nguyễn Sơn từng được Hồ Chí Minh đặt tên là gì?

A. Lý Tống

B. Lý Quý

C. Lý Anh Tự

C là đáp án đúng. Lưỡng quốc tướng quân Nguyễn Sơn tên thật là Vũ Nguyên Bác, quê tại làng Kiêu Kỵ, huyện Gia Lâm, Hà Nội. Năm 1925, đến Quảng Châu, "lưỡng quốc tướng quân" Nguyễn Sơn được nhập vào gia đình họ Lý của Lý Thụy (tức Hồ Chí Minh), gồm Lý Tống (Phạm Văn Đồng), Lý Tự Trọng, Lý Quý (Trần Phú), Lý Trí Phương (Nguyễn Thị Minh Khai)... và được Hồ Chí Minh đặt tên cho là Lý Anh Tự.Năm 1948, ông được chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa phong quân hàm Thiếu tướng trong đợt thụ phong quân hàm cấp tướng đầu tiên của Việt Nam. Cùng được phong tướng với ông trong đợt này còn có 8 vị tướng khác.Năm 1950, ông trở lại Trung Quốc công tác, làm Phó Cục trưởng Cục Điều Lệnh Tổng giám bộ huấn luyện Quân Giải phóng Nhân dân. Được xem là một trong số 72 đại công thần của Trung Quốc. Cũng ngay trong đợt phong quân hàm lần đầu được Trung Quốc tổ chức ngày 27/9/1955, ông được nhà nước Cộng hòa Nhân dân Trung Quốc phong quân hàm Thiếu tướng, kèm theo đó là Huân chương Giải phóng hạng nhất.

Số câu trả lời đúng

Châu Anh

Nguồn Tiền Phong: https://www.tienphong.vn/giao-duc/ai-la-tuong-quan-doi-tre-o-tuoi-40-1372977.tpo