Ai là tác giả bộ sách toán học lớn nhất của nước ta thời phong kiến?

Bên cạnh những thành tựu về văn học, cách đây hàng thế kỷ, cha ông chúng ta cũng đạt được những thành tựu toán học có giá trị đến mai sau.

Câu 1: Nền giáo dục và khoa cử nước ta chính thức bắt đầu dưới thời vị vua nào?

A.Lý Thái Tổ

B.Lý Thái Tông

C.Lý Nhân Tông

Đáp án chính xác là Lý Nhân Tông.

Nền giáo dục và khoa cử nước ta được bắt đầu từ thời kỳ nhà Lý, cụ thể là từ thời trị vì của vua Lý Nhân Tông. Tháng 2 năm 1075, triều đình tổ chức khoa thi đầu tiên với tên gọi là thi Minh kinh bác học và nho học tam trường, lấy 20 người đỗ, trong đó đỗ đầu là Lê Văn Thịnh. Năm 1076, vua cho lập Quốc Tử Giám, để đào tạo con em quý tộc. Với việc cho thành lập trường học đầu tiên, tổ chức khoa thi đầu tiên, nhà Lý chính là triều đại đã có công mở đầu và xác lập nền giáo dục nước nhà.

Câu 2. Ai là tác giải bộ sách chuyên về toán học lớn nhất của nước ta thời phong kiến?

A.Mạc Đĩnh Chi

B.Lương Thế Vinh

Đáp án chính xác là Lương Thế Vinh.

Lương Thế Vinh (1441-1496) là một trong những vị trạng nguyên xuất sắc nhất trong lịch sử khoa bảng nước ta. Ông quê ở huyện Vụ Bản, tỉnh Nam Định ngày nay. Sinh thời, còn được biết đến với biệt danh Trạng Lường bởi biệt tài về toán học. Lương Thế Vinh cũng được xem là vị trạng nguyên giỏi toán nhất sử Việt, tác giả của Đại Thành toán pháp – bộ sách viết chuyên về toán học đầu tiên lớn nhất trong lịch sử nước ta, được đưa vào chương trình giáo dục và khoa cử suốt hơn 400 năm.

C.Phùng Khắc Khoan

Câu 3. Sinh thời, Trạng Lường đã có công phát minh ra công cụ nào sau đây cho người Việt?

A.Bàn tính

Đáp án chính xác là bàn tính.

Ngoài việc viết ra bộ sách Đại thành toán pháp, Lương Thế Vinh Ông cũng được xem là người chế ra bàn tính gẩy đầu tiên cho người Việt, lúc đầu làm bằng đất rồi bằng trúc, bằng gỗ, sơn màu khác nhau, đẹp và dễ tính, dễ nhớ.

B.La bàn

C.Nam châm

Câu 4. Ngoài Lương Thế Vinh, danh nhân nào cũng là nhân tài toán học của nước ta thời Hậu Lê?

A.Vũ Thự

B.Vũ Hữu

Đáp án chính xác là Vũ Hữu.

Sống cùng thời với Lương Thế Vinh, Vũ Hữu (1437-1530) quê ở Hải Dương ngày nay cũng là nhân tài toán học của nước ta thời Hậu Lê. Vốn thông minh, học giỏi từ nhỏ, ông thi đỗ Hoàng giáp vào năm 1463 dưới thời vua Lê Thánh Tông. Sau khi đỗ đạt, ông làm quan thăng dần đến chức Thượng thư bộ lễ. Công trình toán học có giá trị ông để lại cho hậu thế là Lập thành toán pháp gồm cách đo ruộng, tính diện tích ruộng, hình vẽ các thửa ruộng có hình phức tạp, cách tính diện tích ruộng theo đơn vị sào, mẫu, thước…

C.Vũ Thư

Câu 5. Triều đại phong kiến nào lần đầu tiên đưa toán học vào nội dung khoa cử?

A.Trần

B.Hồ

Đáp án chính xác là nhà Hồ.

Nhà Hồ chính là triều đại phong kiến đầu tiên có công đưa toán học vào nội dung khoa cử ở nước ta. Năm 1396, vua Hồ Quý Ly cho sửa lại chế độ thi cử đặt kỳ thi hương ở địa phương và thi hội ở kinh thành. Những người đã thi hội thì phải làm thêm một bài văn do vua đề ra để định vị thứ bậc, bỏ trường thi ám tả cổ văn thay bằng thi kinh nghĩa trong 4 trường thi, đặt thêm trường thứ năm thi viết chữ và Toán. Đây được xem là một đóng góp quan trọng, thể hiện tầm nhìn vượt thời đại của Hồ Quý Ly.

C.Hậu Lê

Câu 6. Chữ Nôm lần đầu được sử dụng làm văn tự chính thức của dân tộc từ thời nào?

A.Hồ

B.Hậu Lê

C.Tây Sơn

Đáp án chính xác là thời Tây Sơn.

Chữ Nôm là văn tự của dân tộc ta, ra đời từ khoảng thời Trần, dựa trên nền tảng của chữ Hán. Cho đến nay, đây là loại văn tự duy nhất do người Việt sáng tạo ra. Dù ra đời khá sớm, tuy nhiên phải đến thời trị vì của vua Quang Trung, chữ Nôm mới được nâng lên thành quốc tự chính thức của dân tộc. Năm 1791, vua cho lập Sùng Chính thư viện, mời Nguyễn Thiếp làm viện trưởng, chuyên lo việc dịch các loại sách từ chữ Hán sang chữ Nôm. Cũng trong thời gian này, chữ Nôm được đưa vào làm văn tự chính thức trong các văn bản hành chính của dân tộc và khoa cử.

Tiểu Uyên

Nguồn VietnamNet: http://vietnamnet.vn/vn/giao-duc/trac-nghiem/trac-nghiem-ai-la-tac-gia-bo-sach-toan-hoc-lon-nhat-cua-nuoc-ta-thoi-phong-kien-433011.html