Ai hưởng lợi từ vụ đầu độc cựu điệp viên Skripal?

Cựu đại sứ Anh tại Uzbekistan Craig Murray cho rằng có rất nhiều nghi vấn xung quanh vụ án Skripal, cùng với đó có rất nhiều người có động cơ liên quan đến vụ ám độc cựu đại tá tình báo Nga, tuy nhiên bằng chứng thuyết phục vẫn chưa được đưa ra.

Cựu đại sứ Anh tại Uzbekistan Craig Murray

Cựu đại sứ Anh tại Uzbekistan Craig Murray

Cựu đại sứ Anh tại Uzbekistan, hiện là một nhà bảo vệ nhân quyền, Craig Murray, trong một bài trả lời phỏng vấn gần đây đã nhận định về những người có thể hưởng lợi từ vụ đầu độc cựu Cựu điệp viên hai mang Đại tá GRU Sergei Skripal, và con gái Julia.

Vụ án xảy ra vào hôm 4/3 tại Salisbury. Anh tuyên bố rằng Nga có tham gia vào vụ đầu độc bằng chất độc thần kinh A234 được cho là sản xuất tại Nga, tuy nhiên Moscow kiên quyết phản đối.

Ông Murray đã bày tỏ quan điểm của mình trong một cuộc trò chuyện với các phóng viên Dennis Bernstein và Randy Krediko, được đăng trên tờ Consortium.

Thiếu bằng chứng thuyết phục

"Tôi không nói rằng người Nga không làm điều này", ông Murray tuyên bố ngay từ đầu cuộc nói chuyện, "Tôi nói rằng có những biến thể khác khi phát triển sự kiện ... Không có bằng chứng thực sự về việc Nga đã làm điều đó".

Bình luận về cáo buộc công khai của Ngoại trưởng Anh Boris Johnson đối với Nga, ông nói: "Điều thú vị là khi tiếp xúc với các nhà báo, ông Boris Johnson (Bộ trưởng Ngoại giao Anh) và nhiều người khác nói rằng chất độc đã được mang từ Nga, nhưng trong các tuyên bố chính thức của Quốc hội và Hội đồng Bảo an Liên Hiệp Quốc lại nói rằng "loại vũ khí được phát triển ở Nga". Câu này rất khác so với khi họ nói đó là vũ khí Nga".

Ai hưởng lợi?

Trả lời câu hỏi, ai được lợi từ vụ này, ông Murray nói rằng các đại diện của hệ thống công nghiệp - quân sự có thể quan tâm đến nó: "Cuộc tấn công này là cuộc chiến tranh lạnh mới, ngành công nghiệp quân sự sẽ có lợi nhất từ những sự kiện như vậy, bởi chúng có một tác động tích cực đến ngân sách quốc phòng. Ở Anh, có khoảng 100.000 người làm việc trong ngành quốc phòng: ở một nước có 60 triệu người, đây là một lĩnh vực rất mạnh và mang lại nhiều lợi nhuận". Đồng thời, ông Murray nói thêm rằng đối với những người bảo thủ, "vụ án cựu điệp viên Skripal" là một cách thức dễ dàng để củng cố địa vị".

Theo cựu đại sứ, các nhà quân sự và những người buôn vũ khí quan tâm đến Chiến tranh Lạnh vì họ "thấy nguy cơ đối với túi tiền của họ". "Một kỷ nguyên bắt đầu khi có nhiều tuyên bố quân sự, và không cần quan tâm đến phương diện hợp tác quốc tế", ông Murray kết luận.

Ai hưởng lợi từ vụ đầu độc cựu điệp viên Skripal?

Mối liên hệ "vụ đầu độc Skripal" và "Hồ sơ về ông Trump"

Vị cựu đại sứ cũng lưu ý một khía cạnh khác của "vụ án Skripal": có thể có mối liên hệ giữa vụ này với hồ sơ về ông Donald Trump, theo đó chiến dịch tranh cử của Tổng thống Hoa Kỳ đương nhiệm bị tố cáo có liên quan đến các quan chức Nga.

"Christopher Steele (cựu điệp viên của cơ quan mật vụ Anh) là người góp phần tạo ra bộ hồ sơ nói trên. Ông ta làm việc cho Orbis Intelligence (một công ty của Anh được các cựu thành viên của cơ quan tình báo thành lập). Ông này cũng là một thành viên của MI6 (Cơ quan tình báo đối ngoại Anh) làm việc tại đại sứ quán ở Moscow. Trong khi đó cựu đại tá Skripal là một điệp viên hai mang. Ông Skripal thường xuyên trao đổi với Pablo Miller, người này cũng làm việc cho Orbis Intelligence", ông Murray phân tích, "MI6 chưa bao giờ tiếp cận được với ông Putin, như được đề cập đến trong hồ sơ. Và như thế thì hồ sơ đó chỉ là dối trá".

Ông Murray tin rằng ông Skripal có liên quan đến hồ sơ: "Giống như Steele, Pablo Miller là một nhân viên của MI6 ở Nga, ông ta sống ở Salisbury, gần chỗ Skripal. Nếu bạn muốn tạo một hồ sơ về Trump và muốn liên kết nó tới Putin, thì bạn cần một nguồn tin người Nga, một người có thể cung cấp tên và do đó sẽ làm cho tài liệu đáng tin cậy hơn". Theo ông Murray, những thông tin như vậy có thể do Skripal cung cấp.

"Ngoài ra còn có một khả năng rằng Skripal là một điệp viên hai mang làm việc vì tiền. Khi làm việc ở nước ngoài, ông ta có thể đã bán dữ liệu về những người Anh ở Nga. Một khi đã trở thành điệp viên hai mang, thì sau đó cũng có thể trở thành điệp viên ba mang", ông Murray lưu ý.

Đức Dũng (Lược dịch)

Nguồn Infonet: http://infonet.vn/ai-huong-loi-tu-vu-dau-doc-cuu-diep-vien-skripal-post258264.info