Ai giúp Quân đội Đức 'hồi sinh' sau Thế chiến thứ 2?

Đúng ngày 12/11/1955, Quân đội Tây Đức đã được tái tổ chức lại sau hơn 10 năm kết thúc Chiến tranh Thế giới thứ 2, với sự hậu thuẫn của các nước Tây Âu và đặc biệt là Mỹ, nhằm chuẩn bị cho một cuộc chiến mới với Liên Xô.

Đúng ngày 12/11 của 63 năm về trước, Quân đội Tây Đức đã được tái thành lập trở lại sau hơn 9 năm bị giải thể kể từ sau Chiến tranh Thế giới thứ 2 vào ngày 20/8/1946. Nguồn ảnh: Mishan.

Đúng ngày 12/11 của 63 năm về trước, Quân đội Tây Đức đã được tái thành lập trở lại sau hơn 9 năm bị giải thể kể từ sau Chiến tranh Thế giới thứ 2 vào ngày 20/8/1946. Nguồn ảnh: Mishan.

Tuy nhiên do lo sợ nước Đức tái vũ trang trở lại, Berlin bị buộc ký vào các biên bản ghi nhớ hạn chế quy mô quân đội tương tự như Nhật Bản và dĩ nhiên các biên bản ghi nhớ này được Mỹ và một số nước Tây Âu thằng trận trong Chiến tranh Thế giới thứ 2 soạn thảo, qua đó giới hạn rất nhiều mặt về tổ chức và lực lượng của quân đội Tây Đức. Nguồn ảnh: Mishan.

Cụ thể, các biên bản ghi nhớ chỉ rõ Lục quân Tây Đức không được có quá 250.000 lính, số lượng sư đoàn thiết giáp không quá 12 sư đoàn, số lượng sĩ quan chỉ huy không được đào tạo quá nhu cầu của 6 quân đoàn bao gồm cả các đơn vị hợp thành. Nguồn ảnh: Mishan.

Mặc dù được chính thức thành lập lại từ tháng 11/1955, tuy nhiên tới năm 1956 các trại huấn luyện đầu tiên của Quân đội Tây Đức mới bắt đầu thành lập. Ngày 1/4/1957, những người lính Đức đầu tiên bắt đầu được nhập ngũ theo chế độ nghĩa vụ quân sự. Nguồn ảnh: Mishan.

Các trường học viện quân sự đầu tiên được mở cửa lại cũng vào năm 1957, đào tạo cấp tốc các sĩ quan chỉ huy. Không ít người tham gia công tác giảng dạy trong các trường này là lính Đức trưởng thành trong Chiến tranh Thế giới thứ hai. Nguồn ảnh: Mishan.

Mục tiêu đầu tiên của Tây Đức trong lúc này đó là đào tạo với tốc độ nhanh, đảm bảo mỗi 6 tháng sẽ có một lứa sĩ quan chỉ huy và binh lính có đủ khả năng tác chiến được "ra lò". Nguồn ảnh: Mishan.

Dù vậy phải tới năm 1965, Quân đội Tây Đức mới đào tạo đủ được 12 sư đoàn - chạm trần số lượng sư đoàn tối đa mà Đồng minh cho phép Đức được sở hữu. Nguồn ảnh: Mishan.

Trước đó, tính tới năm 1958, tổng cộng binh lực của Tây Đức chỉ vào khoảng 100.000 lính - bằng khoảng 1/2 so với giới hạn 250.000 lính được đặt ra trước đó. Nguồn ảnh: Mishan.

Lực lượng vũ trang Tây Đức ở thời điểm đó chủ yếu được trang bị vũ khí Mỹ - trong khi các nhà khoa học, các tập đoàn công nghiệp của Đức bắt đầu bắt tay thiết kế các loại vũ khí riêng cho quân đội nước này. Nguồn ảnh: Mishan.

Tới khi kết thúc chiến tranh lạnh, quân số của Đức bao gồm 12 sư đoàn và 38 lữ đoàn. Trong đó bao gồm 6 sư đoàn xe tăng, 4 sư đoàn cơ giới, 1 sư đoàn dù, 1 sư đoàn sơn cước,... Nguồn ảnh: Mishan.

Mời độc giả xem Video: Nước Đức tan hoàng và đổ nát sau Chiến tranh Thế giới thứ hai.

Tuấn Anh

Nguồn Tri Thức & Cuộc Sống: http://kienthuc.net.vn/quan-su/ai-giup-quan-doi-duc-hoi-sinh-sau-the-chien-thu-2-1143603.html