Ai dám vượt qua lệnh cấm của Mỹ để bán vũ khí cho Iran?

Sau khi lệnh cấm vận vũ khí của Liên hợp quốc với Iran chính thức kết thúc vào ngày 18/10, Iran từ bây giờ, có thể tự do mua - bán vũ khí; nhưng liệu có đơn giản như vậy?

Sau lệnh cấm vận vũ khí của LHQ kết thúc, chính quyền Iran rất phấn khởi và hứa sẽ là quốc gia có trách nhiệm; Bộ Ngoại giao Iran đã ra tuyên bố "Iran không xuất khẩu vũ khí tràn lan, không mua bán vũ khí hủy diệt hàng loạt và kích động chạy đua vũ trang khu vực". Ảnh: Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Iran Abbas Mousavi - Nguồn: AFP

Sau lệnh cấm vận vũ khí của LHQ kết thúc, chính quyền Iran rất phấn khởi và hứa sẽ là quốc gia có trách nhiệm; Bộ Ngoại giao Iran đã ra tuyên bố "Iran không xuất khẩu vũ khí tràn lan, không mua bán vũ khí hủy diệt hàng loạt và kích động chạy đua vũ trang khu vực". Ảnh: Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Iran Abbas Mousavi - Nguồn: AFP

Ngoài ra các nhà chức trách Iran tuyên bố rằng, họ sản xuất tới 90% vũ khí trang bị cho quân đội Iran, vì vậy họ sẽ là nhà xuất khẩu nhiều hơn là nhà nhập khẩu vũ khí?. Ảnh: Máy bay chiến đấu Kowsar do Iran tự chế tạo - Nguồn: Sina

Thực tế Tehran không có loại vũ khí nào có thể cạnh tranh sòng phẳng với các "đại gia" trong ngành sản xuất vũ khí như Mỹ, Nga, Trung Quốc hoặc thậm chí là Thổ Nhĩ Kỳ hoặc Israel, cả về giá hay tính năng chiến đấu của các loại vũ khí. Ví dụ, UAV của Iran, thứ mà Tehran rất tự hào, vẫn thua kém nhiều so với UAV của Thổ Nhĩ Kỳ, chưa kể Israel. Ảnh: UAV, niềm tự hào của ngành công nghiệp quốc phòng Iran - Nguồn: Wikipedia.

Mặc dù đã dùng nhiều biện pháp để kéo dài cuộc cấm vận vũ khí đối với Iran, nhưng Mỹ đã thất bại. Tuy nhiên, đừng bao giờ xem Mỹ là kẻ thua cuộc, vì họ đã đi theo hướng khác - không phải đầu hàng, mà là tiếp tục các biện pháp trừng phạt. Ảnh: Ngoại trưởng Mỹ Pompeo - Nguồn: Sina

Phía Iran nói rằng, họ đã tổ chức các cuộc đàm phán sơ bộ với một số nhà cung cấp và người mua vũ khí tiềm năng. Nhưng câu hỏi đặt ra là, quốc gia nào sẵn sàng hợp tác với Iran? "Nhà cung cấp và người mua" tiềm năng nào, sẽ coi Tehran xứng đáng hơn với lệnh trừng phạt của Mỹ? Ảnh: Hệ thống phòng không S-400 của Nga mà Iran muốn mua - Nguồn: Topwar

Liên minh châu Âu không có trong danh sách bán vũ khí cho Iran. Không phải châu Âu sợ Mỹ, mà EU có lệnh cấm vận buôn bán vũ khí riêng với Iran; lệnh cấm này sẽ kéo dài đến năm 2023 và EU không có ý định hủy bỏ nó. Ảnh: Máy bay chiến đấu Su-30SM mà Iran muốn bổ sung cho lực lượng không quân của họ - Nguồn: Topwar

Đứng đầu danh sách quốc gia "dám bán" vũ khí cho Iran có lẽ là Nga? Đại sứ Iran tại Moscow Kazem Jalali gợi ý rằng, Iran muốn bổ sung vũ khí của họ bằng vũ khí của Nga. Và ở Moscow, Nga nói rằng, Nga không sợ các lệnh trừng phạt của Mỹ, Nga sẵn sàng phát triển hợp tác quốc phòng với Iran, nhưng chỉ khi có lợi ích chung. Ảnh: Hệ thống phòng không S-300 mà Iran mua của Nga - Nguồn: Sina

Về lý thuyết, Iran hiện tự túc gần được như toàn bộ vũ khí cho quân đội của họ; nhưng trên thực tế, vũ khí trang bị của Quân đội Iran được đánh giá là lạc hậu, nên tranh thủ lệnh cấm vận vũ khí được dỡ bỏ, Iran cần gấp rút mua sắm vũ khí ồ ạt. Ảnh: Máy bay chiến đấu Kowsar do Iran tự chế tạo không thể đối đầu với máy bay chiến đấu của Mỹ và Israel - Nguồn: Sina

Một quan chức Iran yêu cầu giấu tên trả lời phỏng vấn của tờ Tầm nhìn (VZGLYAD) của Nga cho biết: Lực lượng không quân của Iran quá xuống cấp, đã 20 năm nay, Iran không được trang bị máy bay chiến đấu mới. Hệ thống phòng không của Iran cũng không phải là quá hoàn hảo, Iran thậm chí không thể bảo vệ không phận trước các loại UAV của Israel xâm nhập vào lãnh thổ Iran từ hướng Azerbaijan. Ảnh: Máy bay chiến đấu F-14 của Iran đã quá cũ, cần phải thay thế - Nguồn: Sina

Ngoài ra còn có một đối tác tiềm năng khác đó là Ấn Độ, Ấn Độ có quan hệ truyền thống với Iran; nhưng bây giờ, để hợp tác sâu sắc hơn, không chỉ cần các điều kiện tài chính mà còn cả chính trị. Ảnh: Tên lửa hành trình BrahMos do Ấn Độ liên doanh với Nga chế tạo có thể xuất khẩu - Nguồn: PTI

Hiện nay Iran có tầm quan trọng chiến lược đối với Ấn Độ, vì nước này giáp với Pakistan, và đối mặt với mối quan hệ nồng ấm giữa Ấn Độ-Iran, Pakistan buộc phải hành xử cẩn thận. Do đó Ấn Độ sẽ không bao giờ phá vỡ quan hệ với Iran. Ảnh: Máy bay chiến đấu HAL Tejas do Ấn Độ tự phát triển đang tìm khách hàng - Nguồn: PTI

Tuy nhiên Ấn Độ lại phụ thuộc rất nhiều vào Mỹ, việc Ấn Độ mua hệ thống phòng không S-400 của Nga đã vấp phải sự phản đối của Mỹ; không phải Mỹ ngăn cản Ấn Độ mạnh lên, mà chính là muốn ngăn cản Nga bán vũ khí; vì vậy "nhất cử, nhất động" trong quan hệ mua bán vũ khí với Iran, thì Ấn Độ vẫn phải nhìn "thái độ" của Mỹ. Ảnh: Xe tăng chiến đấu Arijun do Ấn Độ tự phát triển - Nguồn: PTI

Đối với các giao dịch mua vũ khí tiềm năng từ Trung Quốc, thì bản thân Bắc Kinh tỏ rõ sự không muốn qua mặt Washington, để các công ty của họ phải chịu các lệnh trừng phạt của Mỹ; do vậy các giao dịch vũ khí giữa Trung Quốc và Iran là có, nhưng chưa chắc có thương vụ lớn. Ảnh: Iran sẽ không mua máy bay chiến đấu J-10C của Trung Quốc vì nhiều lý do - Nguồn: Sina

Vì vậy, dù lệnh cấm vận vũ khí với Iran đã hết, nhưng Iran cũng đừng có mừng vội; ngoài tuyên bố thắng lợi về mặt ngoại giao, nhưng hiện tại ngoài Nga, chưa có quốc gia nào "dám bán" và "dám mua" vũ khí với Iran; cùng với đó là khả năng tài chính hạn hẹp của Iran, không cho phép họ "vung tay" để mua vũ khí tiên tiến. Ảnh: Phi đội F-14 của Iran đã quá cũ nát - Nguồn: Sina

Việc Mỹ không ngăn cản được quốc tế tiếp tục cấm vũ khí với Iran, không phải là Mỹ đã thất bại; việc đơn phương cấm vận vũ khí của Mỹ với Iran cũng ngang ngửa với lệnh cấm vận quốc tế; do vậy Iran chưa thể đã mừng vội. Ảnh: Quân đội Iran - Nguồn: Sina

Video Iran phô diễn sức mạnh quân sự tại lễ duyệt binh hàng năm - Nguồn: Vietnam+

Tiến Minh

Nguồn Tri Thức & Cuộc Sống: https://kienthuc.net.vn/quan-su/ai-dam-vuot-qua-lenh-cam-cua-my-de-ban-vu-khi-cho-iran-1453994.html