Acid Benzoic trong thực phẩm có hại hay không?

Gần đây vụ 18.000 chai tương ớt Chin- su có chứa acid benzoic bị cấm ở Nhật đã làm người tiêu dùng hoang mang về loại chất này.

Acid Benzoic là một hợp chất màu trắng, dễ tan trong rượu nhưng khó tan trong nước. Đây là hợp chất thường được dùng để bảo quản thực phẩm. Đặc tính bảo quản thực phẩm mà hợp chất này có được là do có thể kìm hãm sự sinh sản của nhiều vi sinh vật. Tuy nhiên vì tính chất khó tan nên người ta thường sử dụng muối của nó là Natri Benzoate để thay thế vì muối này tan tốt hơn trong nước, gấp 200 lần so với acid benzoic. Tuy nhiên khi được hòa vào thực phẩm, nước uống trong môi trường acid (p.Htác dụng bảo quản thực phẩm.

Lô tương ớt có acid benzoic của Việt Nam bị Nhật thu hồi.

Lô tương ớt có acid benzoic của Việt Nam bị Nhật thu hồi.

TS. Nguyễn Hồng Vũ, Viện Nghiên cứu ung thư quốc gia City of Hope (California, Hoa Kỳ) đánh giá về độ an toàn của tương ớt Chin-su sau sự cố thu hồi lớn ở Nhật:

Acid Benzoic đã được nghiên cứu nhiều và từ rất lâu. Sau khi ăn, acid benzoic và sodium benzoate được hấp thu nhanh trong hệ tiêu hóa đường ruột và được chuyển hóa trong gan bằng cách gắn kết với glycine để tạo thành acid hippuric được nhanh chóng thải ra ngoài qua nước tiểu.

Ở chuột, ngưỡng không gây độc (không quan sát thấy tác dụng phụ) của chất này được xác định là 1.310 mg/kg. Ngoài ra, trên hai thí nghiệm khác quan sát trong thời gian dài trên chuột cũng cho thấy không có tác dụng gây ung thư của chất này. Dựa trên các kết quả nghiên cứu cho tới hiện nay kết luận là chất này thuộc nhóm không gây ung thư (unlikely to be carcinogenic). Đối với người, lượng acid benzoic được xem an toàn là dưới 5 mg/kg/ngày qua đường ăn uống, hay nói cách khác là 1 người nặng 50 kg có thể tiêu thụ khoảng 250 mg acid benzoic trong một ngày. Nếu thực phẩm chứa 500mg/kg acid benzoic thì một người 50 kg có thể tiêu thụ an toàn khoảng nửa kg thực phẩm đó mỗi ngày.

Với nhiều nước trên thế giới (trong đó có Mỹ và Việt Nam) thì lượng acid benzoic được quy định cho vào thực phẩm không quá 1g/kg. Do vậy, dựa vào kết quả kiểm nghiệm trên chúng ta thấy lượng acid benzoic trong chai tương ớt Chin-su vẫn đạt mức yêu cầu. Lượng acid benzoic được kiểm tra trong 3 lô hàng ở Nhật lần lượt là 0.41g/kg, 0.42g/kg và 0.45g/kg.

Nhưng tại sao Nhật lại cấm trong tương ớt nhưng vẫn cho sử dụng ở những sản phẩm khác như bơ thực vật, xi rô, nước ngọt, nước tương? Để trả lời cho câu hỏi này, chúng ta nên biết là các quy chuẩn về thực phẩm của các nước là khác nhau, dựa trên các kiến thức khoa học, các nghiên cứu về độc tố, độ an toàn của các chất mà hội đồng khoa học của từng nước ở các tổ chức chính phủ phụ trách về an toàn thực phẩm sẽ đưa ra tiêu chuẩn riêng cho nước mình. Luật có thể khắt khe hơn ở nước này nhưng dễ hơn ở nước khác là chuyện bình thường, do vậy khi nhập khẩu sang nước nào đó thì nhà sản xuất phải chấp hành luật về an toàn thực phẩm của nước đó.

Một câu hỏi khác được đặt ra ở đây là tại sao các nhà khoa học ở Nhật sợ acid benzoic trong chai tương ớt? Dựa trên các bằng chứng khoa học cho đến hiện nay thì sự lo ngại này là có cơ sở. Đó là khả năng tạo ra benzen (chất có thể ..... ) trong sản phẩm khi kết hợp với vitamin C là thành phần có thể tìm thấy trong nhiều loại thực vật trong tự nhiên và cao ở ớt khoảng 2.400mg/kg so với dâu là 580 mg/kg; cam là 530mg/kg; cà chua là 140mg/kg. Hơn nữa chính trong thành phần bổ sung các chất phụ gia sản phẩm tương ớt Chin-su cũng đã có bổ sung thêm vitamin C dưới dạng chất chống oxi hóa với mã số 300! Do vậy, dựa trên các bằng chứng khoa học và các số liệu ghi nhận được thì cho thấy nguy cơ thực sự của sản phẩm này không phải là từ lượng acid benzoic trong sản phẩm mà là sự tạo thành benzen của acid benzoic với thành phần vitamin C có trong ớt và trong chính phụ gia mang mã số 300 mà nhà sản xuất thêm vào.

"Hiện nay theo quy chuẩn an toàn thực phẩm của Việt Nam, thành phần trong tương ớt Chin-su vẫn thỏa mãn được yêu cầu. Việc hiện diện 2 chất bảo quản acid benzoic và vitamin C trong tương ớt Chin-su chưa thể khẳng định có đủ để tạo ra chất benzen với nồng độ nguy hiểm gây ung thư hay không. Tuy nhiên đây vẫn là một yếu tố nguy cơ đáng lưu ý từ góc độ khoa học. Tôi nghĩ rằng nhà sản xuất và các cơ quan có thẩm quyền cần sớm có động thái về việc minh bạch các quy chuẩn có liên quan đến benzen để người tiêu dùng an tâm”, TS Vũ nhận định.

Đăng Kiệt - Kim Ngọc

Nguồn Pháp Luật Net: https://phapluatnet.vn/doc-gia-gui-bai/acid-benzoic-trong-thuc-pham-co-hai-hay-khong-43732.html