Ả-rập Xê-út: Pantsir-S1 hữu dụng hơn Patriot nhiều

Quân khủng bố tại Syria đã quảng cáo hộ cho vũ khí Nga như thế nào?

Xin lại tiếp loạt bài của chuyên gia quân sự Nga Vladimir Tuchkovvề các vũ khí Nga và Phương Tây cùng loại. Lần này thì về “Pantsir-S1” (Nga) và “Patriot” (Mỹ. Nguyên văn tiêu đề bài viết của tác giả: “Ả-rập Xê-út công nhận:“Pantsir-S1” tốt hơn “Patriot” vì “Patiot” không thể đánh chặn ngay cả với các “tên lửa dầu hỏa”.

Bài đăng trên “Svobodnaia Pressa” và một số báo Nga khác ngày 29/5/2019. Chúng tôi có bổ sung thêm ảnh “Patriot-PC3”.

Tổ hợp pháo – tên lửa phòng không tầm gần "Pantsir- S1” (“Панцирь-С1") (Ảnh: Xergey Bobylev/ТАSS)

Tổ hợp pháo – tên lửa phòng không tầm gần "Pantsir- S1” (“Панцирь-С1") (Ảnh: Xergey Bobylev/ТАSS)

Tờ báo mạng Avia.pro vừa đăng tải một bài báo mô tả “sự thất vọng đến cùng cực” của Bộ Tư lệnh Các lực lượng vũ trang Ả Rập Saudi đối với các phương tiện phòng không Mỹ sản xuất. Kể từ đầu tháng 5 (2019) đến nay, lực lượng Houthi đã tiến hành nhiều cuộc tấn công bằng tên lửa vào các mục tiêu quân sự và dân sự trên lãnh thổ Ả Rập Saudi từ nước láng giềng Yemen.

Và tất các lần tấn công tên lửa đó đều thành công- đối với quân Houthi. Và cực kỳ bất lợi- đối với Vương quốc (Ả Rập Saudi). Một máy bay lên thẳng tấn công AH-64 Apache đã bị phá hủy, thêm hai máy bay lên thẳng nữa bị hư hỏng nặng, cần phải đưa đi đại tu gấp.

Chưa hết, cũng theo thông tin từ tờ báo này, một số phương tiện (xe) vận tải, một kho đạn lớn đã bị tên lửa Houthi làm nổ tung, một số căn cứ quân sự và điểm dân cư bị mất điện. Trong khi đó, tất cả các tổ hợp tên lửa phòng không “Patriot” bố trí trong khu vực này đều bất lực trước những đòn tấn công tên lửa nói trên của quân Houthi.

Nói cho thật đúng thì những thông tin kiểu như trên không có gì mới. Các tổ hợp tên lửa Mỹ (Patriot”), dù được thường xuyên hiện đại hóa, vẫn chưa học được cách đánh chặn các tên lửa “Scud" Xô Viết già nua.

Không chỉ có thế, những tên lửa đó (Houthi dùng để tấn công Ả Rập Saudi) thậm chí cũng không phải là "Scud" “xịn”, mà chỉ là các bản sao được các thợ tay ngang Trung Đông “chế tạo” trong các xưởng bán thủ công của họ.

Tên lửa nhiên liệu lỏng một tầng R-17 với biệt danh "đèn dầu hỏa" được đưa vào trang bị cho Bộ đội tên lửa Liên Xô năm 1962. Kiểu tên lửa này đã được bán, hoặc “biếu không” cho một số quốc gia có cùng hoặc có quan điểm chính trị gần gũi với Liên Xô. Đặc biệt - Trung Đông là nơi nhận nhiều R-17 nhất. Phiên bản xuất khẩu được gọi là “Scud”.

Tầm bắn của kiểu tên lửa được sản xuất tại các nhà máy của Liên Xô này là 300 km. Trọng lượng đầu tác chiến - 900 kg. Sai số xác xuất vòng tròn (độ lệch quanh mục tiêu tối đa) - 450 m. Hoàn toàn dễ hiểu tính năng của những tên lửa “tự chế” Trung Đông” còn kém hơn nhiều.

Hơn nữa, một số “sản phẩm tự chế” có độ chính xác chỉ bằng một nửa “Scud” và trọng lượng khối tác chiến cũng vậy (khoảng 400-500kg). Tại sao lại như vậy? Để tăng tầm bắn bằng cách lắp thêm một “thùng dầu hỏa” nữa (tăng lượng nhiên liệu).

Và có điểm này mới là quan trọng nhất : tên lửa “Scud” và “Scud” tự chế chỉ bay theo quỹ đạo đạn đạo. Vì thế rất dễ đánh chặn do sẽ đã biết quá rõ những điểm nó sẽ đi qua khi bay, và cần phóng tên lửa đánh chặn vào điểm nào (trên quỹ đạo bay) đó của “Scud”.

Còn về tổ hợp tên lửa phòng không “Patriot”- nó được đưa vào trang bị cho Quân đội Mỹ năm 1982. Đến nay, tổ hợp này đã có 4 phiên bản- Patriot, Patriot PAC 1, Patriot PAC 2 và Patriot PAC 3.

Nếu cứ tin theo lời của các đại diện thương mại với nước ngoài của Công ty “Raytheon” (Công ty thiết kế chế tạo “Patriot”) thì trong trường hợp sử dụng kết hợp cả 4 phiên bản trên, “Pariot” có thể bắn hạ bất cứ thứ gì nhấp nháy trên bầu trời.

Còn về việc trên thực tế có cái gì đó không ổn lắm (với “Patriot”), các tài liệu băng rôn quảng cáo có vẻ như đã đánh giá quá cao tính năng của “Patriot”, thì mãi đến năm 1991, thiên hạ mới được biết. Và “Patriot” khi đó đã không chỉ trở nên nổi tiếng, mà còn là- rất tai tiếng.

Tổ hợp tên lửa phòng không Mỹ “Patriot PAC 3”

Số là: trong cuộc chiến vùng Vịnh Ba Tư, Iraq đã sử dụng “Scud” đã hiện đại hóa tấn công ồ ạt các trận địa của Quân Mỹ trên lãnh thổ Israel và Ả Rập Saudi. Để đối phó, Mỹ khẩn cấp điều một số đại đội tên lửa phòng không “Patriot” đến khu vực này.

Tuy nhiên, “Patriot” đã không giúp được gì nhiều. Theo các tính toán khác nhau, tỷ lệ đánh chặn thành công của “Patriot” dao động trong khoảng chỉ từ 30 đến 50%. Ngay cả đến Lầu năm góc cũng chỉ dám đưa ra một tỷ lệ khá xấu hổ đối với “tổ hợp tên lửa phòng không tốt nhất thế giới” này – chỉ đánh chặn thành công 80%.

Ngày đen tối đối với Quân đội Mỹ (trong chiến dịch Vùng Vịnh) là ngày 25/ 2/1991, khi một số quả tên lửa “Scud” đã chọc thủng lưới phòng thủ và đánh trúng các doanh trại của Lính thủy đánh bộ Mỹ trên lãnh thổ Ả Rập Saudi. 28 binh sĩ Mỹ thiệt mạng, hơn 200 người khác bị thương cấp độ nặng nhẹ khác nhau.

Để bào chữa cho sự bất lực của “Patriot” trong “Ngày đen tối” này, các “cán bộ” của Hãng (Công ty Raythenon) tuyên bố rằng tổ hợp này là “tuyệt vời”, nhưng có một bất hạnh nhỏ là (“Raytheon”) đã không kịp thời điều chỉnh lập trình cho nó. Chính vì thế nên các tên lửa đánh chặn (“Patriot”) mới bay”sượt qua” mục tiêu.

Nhưng sau đó nữa, các “chuyên gia” Raytheon lại bắt đầu nói rằng vào thời điểm đó, (Quân đội Mỹ) đã sử dụng phiên bản "Patriot" chưa hoàn thiện lắm,- tức biến thể đầu tiên là Patriot PAC1. Biến thể này có xác xuất tiêu diệt (đánh chặn thành công) tên lửa chiến thuật bằng một quả đạn trong điều kiện không nhiễu là 0,3 đến 0.4. Có nghĩa là, để bắn hạ một “Scud”, cần ba quả đạn “Patriot”.

Nguồn Đất Việt: http://baodatviet.vn/quoc-phong/binh-luan-quan-su/a-rap-xe-ut-pantsir-s1-huu-dung-hon-patriot-nhieu-3381803/