9 tháng, khối ngoại mua ròng 10.815 tỷ đồng

Bất chấp những biến động khó lường và bất định trên thị trường kinh tế - tài chinh thế giới, xu hướng dòng vốn ngoại đổ vào thị trường chứng khoán (TTCK) Việt Nam trong 9 tháng đầu năm vẫn khá tích cực. Tính chung trên cả ba sàn giao dịch, khối ngoại mua vào 3,3 tỷ cổ phiếu, trị giá 137.391 tỷ đồng.

Tính chung trên cả ba sàn giao dịch, khối ngoại mua vào 3,3 tỷ cổ phiếu tương ứng trị giá 137.391 tỷ đồng, trong khi bán ra 3,3 tỷ cổ phiếu tương ứng trị giá 126.576 tỷ đồng.

Tính chung trên cả ba sàn giao dịch, khối ngoại mua vào 3,3 tỷ cổ phiếu tương ứng trị giá 137.391 tỷ đồng, trong khi bán ra 3,3 tỷ cổ phiếu tương ứng trị giá 126.576 tỷ đồng.

Kết thúc phiên giao dịch cuối cùng của tháng 9, VN-Index đứng ở mức 996,56 điểm, tăng 11,65% so với thời điểm cuối năm trước. Điểm nhấn của thị trường chứng khoán (TTCK) Việt Nam trong 9 tháng qua là việc khối ngoại vẫn duy trì trạng thái mua ròng rất mạnh, bất chấp những biến động khó lường và bất định trên thị trường kinh tế - tài chinh thế giới.

Tính chung trên cả ba sàn giao dịch, khối ngoại mua vào 3,3 tỷ cổ phiếu tương ứng trị giá 137.391 tỷ đồng, trong khi bán ra 3,3 tỷ cổ phiếu tương ứng trị giá 126.576 tỷ đồng. Tổng khối lượng bán ròng đạt 11,3 triệu cổ phiếu, nhưng tính về giá trị khối ngoại mua ròng đạt 10.815 tỷ đồng.

Tính riêng trên HoSE, giá trị mua ròng của khối ngoại lên tới 10.270 tỷ đồng; Trên sàn UPCoM, khối ngoại mua ròng 1.276 tỷ đồng (giảm 24% so với cùng kỳ); Tại sàn HNX, khối ngoại vẫn bán ròng 731 tỷ đồng (giảm 9% so với cùng kỳ), tương ứng khối lượng bán ròng 48,2 triệu cổ phiếu.

Bên cạnh đó, đóng góp vào giá trị mua ròng của khối ngoại trong thời gian qua không thể không nhắc tới dòng vốn từ các quỹ ETFs.

Theo thống kê, 8 quỹ ETFs hiện diện trên TTCK Việt Nam đã hút ròng lượng tiền lên tới 203 triệu USD trong 9 tháng đầu năm, trong đó lượng giải ngân ròng vào thị trường Việt Nam khoảng 200 triệu USD (khoảng 4.700 tỷ đồng).

Một điểm đáng chú ý, các quỹ ETFs phân bổ toàn bộ (hoặc phần lớn) vào Việt Nam đều hút ròng vốn khá mạnh. Trong khi đó, các quỹ ETFs phân bổ vào các thị trường Frontiers (cận biên), bao gồm Việt Nam có xu hướng bị rút vốn.

Đây cũng là điều dễ hiểu khi tình hình thế giới trong 9 tháng đầu năm có nhiều biến động mạnh và dòng tiền có xu hướng trú ẩn vào các kênh an toàn hơn như trái phiếu, vàng. Trong khi đó, thị trường Việt Nam đang là điểm sáng trên thế giới với kinh tế vĩ mô tăng trưởng, tỷ giá ổn định, qua đó giúp thu hút dòng vốn ngoại.

Trong số các quỹ ETFs trên TTCK Việt Nam, VNM ETF là quỹ hút vốn mạnh nhất trong 9 tháng đầu năm với 116 triệu USD. VNM ETF hiện phân bổ 72,23% tỷ trọng vào cổ phiếu Việt Nam, ước tính quỹ đã mua ròng khoảng 83,5 triệu USD cổ phiếu Việt Nam từ đầu năm tới nay.

Quỹ ETF nội VFMVN30 ETF do VFM quản lý cũng hút tiền khá tốt với giá trị khoảng 80 triệu USD. Lượng tiền đổ vào VFMVN30 ETF trong năm 2019 có sự đóng góp không nhỏ từ các nhà đầu tư Thái Lan. Vào cuối năm 2018, CTCK Thái Lan Bualuang Securities đã phát hành chứng chỉ lưu ký (DR) để đầu tư vào thị trường Việt Nam thông qua chứng chỉ VFMVN30 ETF.

Quỹ ETF Hàn Quốc KIM Kindex Vietnam VN30 ETF sau giai đoạn hút vốn khá mạnh năm 2018 tiếp tục hút vốn trong năm nay. Trong 9 tháng đầu năm, quỹ đã phát hành ròng lượng chứng chỉ quỹ trị giá 29,5 triệu USD.

Trong khi đó, một quỹ ETF khá lâu đời trên TTCK Việt Nam là FTSE Vietnam ETF chỉ hút ròng khoảng 7,9 triệu USD. Quỹ ETF nội do SSIAM quản lý SSIAM VNX50 ETF cũng hút ròng khoảng 2,1 triệu USD.

Quỹ ETF đến từ HongKong Premia MSCI Vietnam ETF dù chỉ mới được thành lập vào tháng 7 vừa qua nhưng cũng hút ròng thêm 3,4 triệu USD. Quy mô danh mục Premia MSCI Vietnam ETF hiện vào khoảng 24 triệu USD, quỹ đầu tư toàn bộ vào cổ phiếu Việt Nam với benchmark MSCI Vietnam Index.

Việt Dũng

Nguồn Tài Chính: http://tapchitaichinh.vn/kinh-te-vi-mo/9-thang-khoi-ngoai-mua-rong-10815-ty-dong-313593.html