9 tác hại đáng sợ của stress đối với sức khỏe

Thường xuyên căng thẳng, lo âu gây ra những ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe và sắc đẹp như tăng/giảm cân thất thường, mắt sưng, mụn…

Stress, căng thẳng là một phần tất yếu của cuộc sống mà ai cũng phải trải qua trong đời. Tuy nhiên, nến bạn bị căng thẳng một cách thường xuyên thì có thể khiến sức khỏe thể chất và tinh thần gặp nhiều vấn đề.

Ảnh hưởng đến da

Stress khiến da sẽ đột ngột nổi mụn. Điều này có thể do sự thay đổi hormone gây ra bởi stress. Sự căng thẳng tạo ra bởi những rối loạn cảm xúc đó có thể làm tăng phản ứng viêm của cơ thể, gây tắc nghẽn các lỗ chân lông. Khi các chất béo và chất bẩn tích tụ nhiều ở lỗ chân lông và tạo nên mụn đầu đen và mụn nhọt, khiến da trở nên kém mịn màng, nhanh lão hóa.

Ảnh hưởng đến não bộ

Não là một trong những bộ phận của cơ thể bị ảnh hưởng nhiều nhất. Stress gây tăng tiết cortisol, có những tác động xấu đến vùng não có trách nhiệm trong việc ra những quyết định và khả năng ghi nhớ. Điều này giải thích tại sao đôi lúc chúng ta không đưa ra những quyết định đúng đắn, phù hợp trong những tình huống căng thẳng và cũng không tập trung tư tưởng vào các công việc.

Mất ngủ

Mất ngủ có thể gây ra trạng thái kích thích quá mức. Bị stress kéo dài có thể gây gián đoạn giấc ngủ và góp phần gây rối loạn giấc ngủ.

 Stress thường xuyên có thể khiến sức khỏe thể chất và tinh thần gặp nhiều vấn đề

Stress thường xuyên có thể khiến sức khỏe thể chất và tinh thần gặp nhiều vấn đề

Ảnh hưởng đến tim mạch

Có sự liên hệ giữa stress và bệnh lý tim mạch: cholesterol và tăng triglycerid, tăng huyết áp. Thêm vào đó nhịp tim tăng lên một cách đáng kể.

Ảnh hưởng đến hệ cơ

Stress khiến tim đập nhanh hơn, huyết áp tăng cao đồng thời cơ thể giải phóng lượng hormone nhiều hơn bình thường. Tất cả những điều này tác động lên hệ cơ xương khớp gây cảm giác căng cứng, đau nhức, đi lại khó khăn.

Tăng cân/giảm cân thất thường

Trong đa số các trường hợp, căng thẳng sẽ gây tăng cân, nhưng một số người lại bị giảm cân. Tất cả phụ thuộc vào cách bạn phản ứng với những tình huống căng thẳng của bạn.

Thậm chí nếu bị căng thẳng và bạn ăn ít hơn nhưng vẫn tăng cân, nguyên do là vì năng lượng được sử dụng để tiêu hóa thức ăn bây giờ được dùng để đối phó với sự căng thẳng.

Trầm cảm

Căng thẳng kéo dài ảnh hưởng đến não, dễ dẫn đến bệnh trầm cảm. Căng thẳng khiến các hệ thống dẫn truyền thần kinh như serotonin, dopamine và norepinephrine mất cân bằng, gây ra tâm trạng thất thường, mất ngủ và thiếu sức sống. Những người mắc trầm cảm sẽ có mức cortisol cao hơn và ảnh hưởng đến tế bào não.

Tăng khả năng sẩy thai

Sự thay đổi nội tiết tố khi thai nghén khiến thai phụ có nguy cơ bị stress và rối loạn tâm thần cao hơn người thường. Các dạng rối loạn khác nhau sẽ gây ảnh hưởng lên thai kỳ khác nhau. Rối loạn stress sau sang chấn có thể gây ra tình trạng thai ngoài tử cung, nôn nhiều, sẩy thai hoặc chuyển dạ sớm.

Khiến cơ quan nội tạng hoạt động kém đi

Khi bị stress thì tim, phổi, thận và các cơ quan khác nhận được ít năng lượng hơn khi cơ thể phải tập trung đối phó với căng thẳng. Đây là lý do gây ra tình trạng khó tiêu, đau đầu, ốm vặt thường xuyên và những hậu quả đáng tiếc khác.

Huy Hoàng(TH)

Nguồn Công Lý: http://congly.vn/xa-hoi/suc-khoe/9-tac-hai-dang-so-cua-stress-doi-voi-suc-khoe-263410.html