9 điều cha mẹ thường xuyên cấm con, về sau sẽ phải hối hận

Những hành động tưởng chừng đơn giản nhưng chứng minh sự phát triển của trẻ nhỏ, cha mẹ nên khuyến khích con phát triển, chấp nhận cảm xúc của con thay vì cấm đoán, ngăn cản sự sáng tạo.

Các nhà tâm lý học cho rằng những giới hạn mà cha mẹ đặt ra có thể khiến đứa trẻ cảm thấy an toàn và bình tĩnh hơn. Tuy nhiên, mặt trái của nó là khiến con bạn cảm thấy bị kìm chế, làm chậm sự phát triển, sáng tạo của chúng.

Đặt câu hỏi

Một đứa trẻ lớn lên luôn tìm hiểu về thế giới xung quanh bằng cách đặt câu hỏi.

Bố mẹ đôi khi cảm thấy khó trả lời tất cả câu hỏi của chúng không chỉ vì lý do câu hỏi hóc búa, không biết đáp án mà vì bố mẹ bận, không có thời gian.

Tuy nhiên, các chuyên gia chỉ ra rằng dành một ít thời gian để có câu trả lời chất lượng thì không những giúp con phát triển mà còn tạo mối liên kết bền chặt trong gia đình.

Khi con hỏi: Bố ơi tại sao lại có cầu vồng ạ? Không nên nói: Hãy hỏi mẹ con đi. Hãy nói: Bố không nhớ nữa, chúng ta cùng tìm hiểu nhé.

Khi con hỏi: Bố ơi tại sao lại có cầu vồng ạ? Không nên nói: Hãy hỏi mẹ con đi. Hãy nói: Bố không nhớ nữa, chúng ta cùng tìm hiểu nhé.

Khóc

Trẻ nhỏ cảm nhận cuộc sống sống động hơn nhiều so với người lớn. Cha mẹ đừng cấm con trẻ khóc, cũng đừng xấu hổ vì những giọt nước mắt của con. Tốt hơn hết hãy giúp con hiểu bản chất tại sao con khóc và tìm cách giải quyết vấn đề.

Tranh giành đồ chơi

Con bạn có quyền có những thứ của riêng mình, giống như người lớn. Đừng bao giờ xấu hổ vì con xuất hiện hành vi thể hiện sự tham lam, giành đồ chơi của bạn.

Cha mẹ có thể hướng dẫn con cư xử bằng cách chia sẻ đồ chơi khác với bạn thay vì món đồ đang xảy ra tranh chấp.

Không nên nói: Hãy đưa cho bạn cái xúc cát ngay. Hãy nói: Con có thể đưa cho bạn quả bóng.

Tạo ra tiếng ồn

Đừng làm hỏng tuổi thơ của con bạn! Hãy để chúng ca hát những bài hát con thích và có thể gây ra tiếng ồn. Có thể đây là khoảng thời gian duy nhất trong đời con trẻ được tự do thoải mái thực hiện hành động này.

Không nên nói: Im ngay, hãy trật tự nào. Hãy nói: Vui vẻ chơi đùa con nhé.

Cảm thấy sợ hãi

Những đứa trẻ có thể cảm thấy sợ hãi trước bác sĩ hoặc một người nào đó, một con vật nào đó, và điều đó hoàn toàn bình thường, không sao cả.

Bố mẹ không nên cảm thấy xấu hổ vì con sợ hãi, thay vào đó các bậc phụ huynh nên cho con hiểu bố mẹ đang ở đây bên cạnh con.

Có bí mật

Khi con trẻ càng lớn, chúng sẽ cần nhiều hơn sự riêng tư của mình. Bố mẹ muốn biết những chuyện đang xảy ra trong cuộc sống của con, hãy chắc chắn bản thân không có hành động khiến con cảm thấy bị xâm phạm sự riêng tư.

Niềm tin của con là vô giá nên cha mẹ hãy hành động khiến con ngày một tin tưởng, không nên tìm cách lén độc nhật ký của con.

Không nên nói: Katy, chúng ta không nên giữ bí mật với mọi người đâu. Hãy nói: Đây là bí mật của con, ok con nhé!

Cảm thấy tức giận, ghen tị, mắc sai lầm

Con trẻ có quyền có những cảm xúc tiêu cực, cha mẹ nên nhớ rằng ý chí của con chưa đủ mạnh để có thể tự kiểm soát bản thân.

Không nên nói: Con làm chậm quá để mẹ làm cho. Hãy nói: Cố lên con, đi tiếp chiếc giày còn lại nào.

Cũng như khi chúng ta, khi trẻ mắc sai lầm, cha mẹ nên lắng nghe tạo cơ hội cho con sửa sai hơn là oán trách.

Hoàng Dung (lược dịch)

Nguồn Infonet: https://infonet.vietnamnet.vn/gia-dinh/cung-con-truong-thanh/9-dieu-cha-me-thuong-xuyen-cam-con-nhung-ve-sau-se-phai-hoi-han-276754.html