8 truyền thuyết dân gian ghê rợn mà những bộ phim Hàn Quốc lấy làm nguồn cảm hứng.

Nền điện ảnh Hàn Quốc đang ngày càng vươn xa, Những bộ phim mang yếu tố thần thoại và truyền thuyết dân gian do đầu óc sáng tạo của các biên kịch tài năng cũng đã góp phần không nhỏ cho sự phát triển đó.

Sau đây là 8 truyền thuyết nhân gian được những bộ phim Hàn dựa vào để lấy làm nguồn cảm hứng, hãy xem qua để hiểu rõ hơn các nhân vật trong những bộ phim mà bạn yêu thích:

1. Yêu Tinh (Dokkaebi)

Một số nguồn văn học nói rằng Dokkaebi thực sự được tôn thờ như một vị thần vào thời xa xưa, với các ngư dân cầu nguyện cho họ đánh bắt tốt trước khi họ ra khơi. Mặt khác, các nguồn khác cho rằng Dokkaebi đi khắp nơi để mê hoặc phụ nữ.

Nếu vậy, có lẽ nhiều phụ nữ sẽ tình nguyện bị mê hoặc nêu Yêu Tinh nhìn giống Gong Yoo.

2. Thần Chết (Jeoseung saja)

Han Jung Soo với tạo hình thần chết trong Arang and The Magistrate

Han Jung Soo với tạo hình thần chết trong Arang and The Magistrate

Trong khi người Hàn Quốc tin rằng nằm mơ thấy Thần chết là điềm xấu, nhưng chúng ta sẽ thấy đỡ hơn nếu đó là một thần chết nhìn bảnh bao như trong phim.

3. Nàng Tiên Cá

Jun Ji Huyn trong bộ phim Huyền Thoại Biển Xanh

Jo Bo Ah trong bộ phim Surplus Princess

4. Cáo Chín Đuôi (gumiho)

Theo truyền thuyết của Hàn Quốc, nếu một con cáo sống qua một nghìn năm, nó sẽ trở thành một linh hồn có khả năng mang các hình dạng khác nhau, với yêu thích của nó là một phụ nữ trẻ, xinh đẹp để dụ đàn ông đến chết.

Bộ phim bạn gái tôi là hồ ly

Trong những năm qua, câu chuyện này đã được kể lại trong nhiều bộ phim truyền hình Hàn Quốc, mang một hình thức hài hước hơn. Thay vì là một con cáo xảo quyệt ăn thịt thông thường, Gumiho hiện đại được miêu tả là một phụ nữ xinh đẹp có khả năng yêu thương và chăm sóc người khác.

5. Ma Trinh Nữ (cheonyeo gwishin)

Có rất nhiều hình thức khác nhau của Gwishin (ma) trong truyền thuyết siêu nhiên của Hàn Quốc, nhưng nổi tiếng nhất phải kể đến ma trinh nữ - Cheonyeo Gwishin.

Mặc dù là một quốc gia hiện đại nhưng Hàn Quốc phần lớn vẫn là một xã hội theo đạo Khổng. Phụ nữ phải hoàn thành một số trách nhiệm nhất định, chẳng hạn như sinh con. Hồn ma trinh nữ tượng trưng cho linh hồn của những phụ nữ đã chết còn trinh, và được cho là được sử dụng như một thủ đoạn hù dọa để đảm bảo những phụ nữ trẻ kết hôn càng sớm càng tốt.

Câu chuyện về Ma Trinh Nữ đã được chuyển thể thành phim truyền hình Hàn Quốc. Nhưng thay vì trở lại với sự báo thù khi mặc bộ sobok trắng, trang phục tang tóc truyền thống, những hồn ma trinh nữ trong các bộ phim truyền hình có xu hướng thể hiện khía cạnh hài hước hơn khi họ đi lang thang tìm kiếm tình yêu đích thực.

6. Haechi

Năm 2008, haechi chính thức được mệnh danh là nhân vật đại diện của Seoul.

Ở Hàn Quốc, haechi được coi trọng như một người bảo vệ công lý và đất nước. Do đó, trong triều đại Joseon, nhiều quan chức đã thêu biểu tượng này lên áo choàng chính thức của họ để đại diện cho một chính phủ công bằng, ngay thẳng và bền vững.

Haechi là một bộ phim truyền hình lịch sử không chỉ được đặt theo tên của sinh vật thần thoại này mà còn có một cốt truyện với các nhân vật thể hiện những phẩm chất mà sinh vật này tượng trưng - công lý và chính trực.

7. Ma Nước (mul gwishin)

Mul gwishin là linh hồn của những người đã chết đuối trong những vùng nước lớn, sông Hàn là địa điểm nổi tiếng nhất. Vì những con mul gwishin này chết trong một cái chết cô đơn, chúng được cho là có xu hướng kéo những nạn nhân xuống để tham gia cùng chúng. Đây được gọi là mul gwishin jeokjeon - hành động của một con ma nước đang quấn lấy bạn.

8. Hổ Jangsan (Jangsan beom)

Một bộ phim kinh dị mang tên The Mimic có cốt truyện lấy cảm hứng từ truyền thuyết thành thị này. Nó thể hiện dưới hình dạng một cô bé có giọng nói giống hệt con trai vừa mới mất của nhân vật chính.

Trần Châu Cẩm Tú - CTV

Nguồn SaoStar: https://saostar.vn/dien-anh/8-truyen-thuyet-dan-gian-ghe-ron-ma-nhung-bo-phim-han-quoc-lay-lam-ngu-20201116205519815.html