8 dấu hiệu BÁO ĐỘNG mẹ bầu sẽ SINH NON ở tháng 7, 8, mẹ đọc ngay để phòng ngừa nhé!

Nếu mẹ không muốn con sinh non ốm yếu thì đọc ngay những điều dưới đây để phòng ngừa sinh non nhé!

Đau bụng từng cơn

Các cơn co xuất hiện là một trong dấu hiệu điển hình của việc sinh non (thai nhi chào đời trước 37 tuần gọi là sinh non). Trong những tháng cuối thai kỳ, nếu mẹ thấy có những cơn co thắt ở bụng dưới, quặn lên từng cơn rồi hết, sau đó lại lặp lại mà không rõ nguyên nhân gì, đồng thời kèm theo những cơn co cơ do chuột rút hay chảy máu âm đạo thì đây đúng là dấu hiệu của việc sinh non.

Đau thắt lưng

Những cơn đau ở vùng thắt lưng ngày càng dồn dập, đặc biệt là với trường hợp trước đó bạn ít khi bị đau lưng thì hãy nghĩ ngay tới việc em bé có thể đang đòi ra ngoài sớm hơn dự định.

Đau đầu, buồn nôn

Trong tuần từ 20-37 nếu các mẹ có cảm giác đau đầu choáng váng, buồn nôn, tiêu chảy sẽ là dấu hiệu xấu cho thấy thai nhi đang ở tình trạng bất thường có khả năng sinh non.

Dịch âm đạo bất thường

Nếu mẹ bỗng nhận thấy vùng nhạy cảm luôn trong tình trạng ẩm ướt, thậm chí thấm cả ra ngoài quần và kèm theo chút máu hoặc chất nhầy…thì đó là dấu hiệu sinh non. Nếu không thì đó cũng là tình trạng không tốt, cảnh báo mẹ bầu bị viêm nhiễm hoặc thai nhi đang phát triển không bình thường.

Xương chậu đau nhức, áp lực nặng nề

Khi thai nhi muốn ra ngoài, sẽ tụt xuống sâu, đè nặng lên khu vực xương chậu của mẹ làm cho bà bầu có cảm giác nặng nề, thỉnh thoảng đau buốt. Nếu trước 37 tuần mà có hiện tượng này thì là dấu hiệu sinh non, mẹ cần hết sức cẩn trọng để xử lý kịp thời.

Thai nhi lười vận động

Em bé càng ngày càng to ra nên những tháng cuối thai kỳ, bụng mẹ cũng không đủ không gian cho bé "vùng vẫy" như trước. Tuy nhiên, sẽ là bất thường nếu như trong vòng 2 tiếng đồng hồ mà thai nhi không có khoảng 10 chuyển động. Lúc này, mẹ có thể sinh non hoặc gặp phải các vấn đề nguy hiểm khác.

Cơn gò tử cung

Xuất hiện những cơn gò tử cung, khoảng 10 phút lặp lại một lần hoặc thường xuyên hơn.

Vỡ nước ối

Có mẹ vỡ nước ối chỉ nhỏ giọt nhưng cũng có người tuôn ra ào ào. Nước ối có màu trong, không mùi nên mẹ bầu cần đặc biệt chú ý để biết mình có bị vỡ ối hay không. Vỡ ối sớm hết sức nguy hiểm với thai nhi nên không còn cách nào khác là mẹ bầu phải đến gặp bác sĩ ngay lập tức.

Phòng tránh sinh non bằng cách nào?

- Sức khỏe của mẹ trong thai kỳ có mức ảnh hưởng rất lớn đến việc con có đủ ngày đủ tháng hay không. Để hạn chế sinh non, các mẹ cần tập trung chăm sóc sức khỏe, ăn uống lành mạnh, bổ sung các món phù hợp, đi ngủ sớm, giữ tinh thần thoải mái lạc quan.

- Mẹ có thể tập thể dục nhẹ nhàng với các động tác dành riêng cho bà bầu, đi bộ để tăng cường hệ miễn dịch, không để mình bị sốt, cúm hoặc các bệnh khác.

- Tăng cân hợp lí: Cân nặng tăng quá nhanh hay quá chậm cũng đều làm tăng khả năng sinh non. Tốt nhất nên duy trì việc tăng cân từ 12 đến 15kg trong suốt thai kỳ.

- Hạn chế sinh hoạt vợ chồng: Để đảm bảo cho sức khỏe của thai phụ và em bé trong bụng, trong 3 tháng cuối của thai kỳ, mẹ nên tránh việc sinh hoạt vợ chồng để giảm nguy cơ co thắt tử cung dẫn đến sinh non.

- Tránh xa các chất kích thích như rượu bia, thuốc lá, cà phê… nhất là thuốc là vì chúng là nguyên nhân của sinh non và khiến thai nhi chậm tăng trưởng trong tử cung.

- Vệ sinh vùng nhạy cảm: Các loại bệnh phụ khoa có thể là nguyên nhân dẫn tới sinh non và vỡ ối non. Vì thế, bà bầu cần chú ý vệ sinh sạch sẽ, có thể đi khám, làm các xét nghiệm cần thiết để kiểm soát được tình trạng bệnh của mình.

Vân Anh (T.H)

Tags : Từ khóa

Nguồn Em Đẹp: http://emdep.vn/lam-me/8-dau-hieu-bao-dong-me-bau-se-sinh-non-o-thang-7-8-me-doc-ngay-de-phong-ngua-nhe-20181207175040917.htm