8 đặc trưng cơ bản của hôn nhân ở Việt Nam hiện nay

Trong nghiên cứu với 1.819 người tại 7 tỉnh/thành mới công bố cho thấy một bức tranh khá rõ nét về đặc trưng cơ bản của hôn nhân ở Việt Nam hiện nay về khuôn mẫu, tiêu chuẩn lựa chọn bạn đời, tuổi kết hôn, hình thức chung sống, yếu tố quyết định sự hài lòng trong hôn nhân và những nhân tác động đến chất lượng hôn nhân…

Theo GS.TS Nguyễn Hữu Minh (Phó Chủ nhiệm Chương trình gia đình - Viện Hàn lâm KHXHVN): "Nghiên cứu “Một số đặc trưng cơ bản của hôn nhân ở Việt Nam” của Viện Hàn lâm KHXHVN mới được thực hiện với tổng số mẫu định lượng là 1.819 trong đó có 48% nam, 52% là nữ. 55,6% ở nông thôn và 44,4% ở đô thị. Có 72 phỏng vấn sâu và 27 thảo luận nhóm diễn ra tại 7 tỉnh/thành phố đại diện cho các vùng miền địa lý gồm Hà Nội, Nam Định, Yên Bái, Thừa Thiên Huế, Đắk Lắk, T.P HCM và Cần Thơ".

Theo GS.TS Nguyễn Hữu Minh: “Trong thời gian qua, hôn nhân ở Việt Nam đã diễn ra trong bối cảnh kinh tế tăng trưởng, đầu tư cho các lĩnh vực xã hội tăng. Bất bình đẳng giới trong giáo dục dần bị xóa bỏ dẫn đến sự truyền bá các quan điểm mới, tiến bộ về hôn nhân, gia đình. Đô thị hóa mở rộng dẫn đến sự phổ biến gia đình hạt nhân, đa dạng hóa các hoạt động kinh tế ngoài gia đình. Cải cách luật pháp cũng đưa ra những chuẩn mới về luật pháp liên quan đến hôn nhân…".

Theo GS.TS Nguyễn Hữu Minh: “Trong thời gian qua, hôn nhân ở Việt Nam đã diễn ra trong bối cảnh kinh tế tăng trưởng, đầu tư cho các lĩnh vực xã hội tăng. Bất bình đẳng giới trong giáo dục dần bị xóa bỏ dẫn đến sự truyền bá các quan điểm mới, tiến bộ về hôn nhân, gia đình. Đô thị hóa mở rộng dẫn đến sự phổ biến gia đình hạt nhân, đa dạng hóa các hoạt động kinh tế ngoài gia đình. Cải cách luật pháp cũng đưa ra những chuẩn mới về luật pháp liên quan đến hôn nhân…".

Kết quả nghiên cứu đã cho thấy hôn nhân hiện ở Việt Nam có những nét đặc trưng:

* Sự phổ biến trong hôn nhân: Vẫn có tới 75,7% số người được hỏi lựa chọn đời sống hôn nhân (tức là việc duy trì hôn nhân vẫn được coi trọng và hôn nhân vẫn được coi là giá trị cơ bản của các gia đình Việt Nam, là nền tảng cho các ứng xử trong quan hệ vợ chồng và xã hội...). Quan niệm “đến tuổi thì lấy” vẫn còn khá phổ biến. Tuy nhiên cũng đã xuất hiện xu hướng lựa chọn lối sống độc thân (với nữ trên 40 tuổi, nam trên 45 chưa từng kết hôn).

Hiện nay, đa số người Việt vãn coi hôn nhân là một giá trị, là nền tảng cho các ứng xử trong quan hệ vợ chồng và xã hội... (Ảnh minh họa).

* Tuổi kết hôn: Đang có xu hướng gia tăng ở Việt Nam với cả nam và nữ. Năm 1989, tuổi kết hôn của nam là 24,5, nữ là 23,2. Năm 1999, nam là 25,5, nữ là 24. Năm 2009, nam là 26,3, nữ là 24. Năm 2014, nam là 26,8, nữ là 22,9… Tuổi kết hôn với người sống ở đô thị cao hơn so với người ở nông thôn, tuy nhiên ở những người con trai cả thì có xu hướng kết hôn sớm hơn.

* Quyền quyết định trong hôn nhân: Nét nổi bật là vai trò quyết định của cá nhân tăng, nhưng cha mẹ và gia đình vẫn có vai trò quan trọng trong việc tham khảo và tư vấn. Những đối tượng hiện có nhiều quyền quyết định trong hôn nhân đó là nam giới, những người sống ở đô thị, người kết hôn muộn, người có học vấn cao, người làm nhà nước… Tuy nhiên, những người là con cả/ con duy nhất… thì lại ít có quyền quyết định trong hôn nhân hơn.

* Tìm hiểu và lựa chọn bạn đời: Với câu hỏi “Những điều ông/bà cảm thấy ưng ý nhất khi chọn người kết hôn?” cho thấy người Việt khi kết hôn vẫn chú trọng nhiều đến tiêu chuẩn liên quan đến ứng xử, đạo đức… Có tới 49,4% thích lựa chọn người bạn đời ngoan hiền, 34,9% chọn người chăm chỉ, 32% chọn người biết cư xử, có đạo đức, 20,6% có quan điểm sống tốt, 17,4% biết làm ăn, 16,9 có sức khỏe, 13,7 có hình thức, 13% có gia đình nề nếp…; Có một số những tiêu chuẩn truyền thống cũ về việc lựa chọn bạn đời như môn đăng hậu đối, tuổi tác… đã dần thay đổi, không còn phù hợp như tiêu chuẩn về nghề nghiệp (chỉ có 8,7), học vấn (4,2%), có lý lịch tốt (3,5%), hợp tuổi (2,4%), con nhà khá giả (0,4%)…

* Sắp xếp nơi ở sau hôn nhân: Trước đây, hình thức chung sống với nhà chồng sau hôn nhân là phổ biến. Tuy nhiên đến nay, hình thức này đã có xu hướng thay đổi. Mặc dù vẫn còn 64,7% sống chung với gia đình chồng nhưng có sự đa dạng hơn về hình thức: Sống chung với nhà chồng và cả nhà vợ; Sống chung ăn chung, sống chung ăn riêng, sống chung một thời gian rồi tách riêng; sông riêng một thời gian rồi lại sống chung…

Ngoài ra, hiện đã có hình thức sắp xếp chỗ ở sau hôn nhân với sống riêng hoàn toàn là 24% và sống riêng với gia đình nhà vợ (11,3%).

* Các nhóm vấn đề bất đồng giữa vợ và chồng: Nguyên nhân chủ yếu là do quan hệ vợ chồng không phù hợp về lối sống, thói quen, rạn nứt tình cảm…; Do tác động bởi kinh tế - việc làm, kiếm sống, quản lý tiền bạc…; Do các mối quan hệ với người khác – cha mẹ, bạn bè…; Do chăm sóc giáo dục con cái… Tuy nhiên, những bất đồng lớn nhất và phổ biến nhất giữa vợ và chồng hiện nay vẫn là sự không hài lòng về lối sống, suy nghĩ, thói quen…

Người có học vấn thấp, có sự bất đồng giữa vợ - chồng về làm ăn, quản lý tiền bạc nhiều hơn so với người có học vấn cao; Vợ chồng ở độ tuổi dưới 40 bất đồng về con cái nhiều hơn so với trên 40 tuổi. Ở khu vực đô thị, vợ chồng bất đồng về kinh tế ít hơn so với vợ chồng nông thôn nhưng bất đồng về tình cảm lại cao hơn…

* Yếu tố tạo ra sự hài lòng hôn nhân: Theo thang đánh giá điểm 10, thì mặt tình cảm vẫn được đánh giá cao nhất là 8,2 điểm. Hiểu biết lẫn nhau là 8,25 điểm, ứng xử vợ chồng là 8,21 điểm, làm việc nhà 8,09 điểm, tình dục là 8,08 điểm và cuối cùng là vật chất 7,58 điểm… Khẳng định, chất lượng hôn nhân đích thực đòi hỏi nhiều về các yếu tố tâm lý bên trong. Tình cảm vợ chồng, tính cách và sự ứng xử tốt với nhau luôn là quan trọng nhất, tác động nhiều nhất đến chất lượng của cuộc hôn nhân.

* Các yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng hôn nhân: Về giới tính, nam giới có sự hài lòng hơn nữ về mọi mặt hôn nhân, ở mọi lứa tuổi. Về độ tuổi, từ 40-49 và trên 60 tuổi có sự hài lòng hơn trong hôn nhân so với các lứa tuổi khác. Về khu vực – dân đô thị mức độ hài lòng về hôn nhân cao hơn. Về chênh lệch độ tuổi vợ chồng – chồng hơn vợ trên 6 tuổi hoặc ít hơn vợ, hoặc bằng tuổi vợ thì có sự hài lòng hơn với hôn nhân. Về mức độ tương tác vợ chồng –những cặp vợ chồng thể hiện tình cảm kín đáo – mạnh nhất, có hành động cụ thể (ôm, hôn…) yếu hơn, những cặp tặng quà ngày kỷ niệm yếu nhất… Về con cái, những cặp vợ chồng có 1 con hạnh phúc hơn so với có trên 2 con, giới tính của con không ảnh hưởng nhiều… Về sự tương đồng vợ chồng hoặc chồng hơn vợ về học vấn, kinh tế, khả năng kiếm tiền, xuất thân… thì hôn nhân vẫn hạnh phúc hơn…

Nghiên cứu về “Một số đặc trưng cơ bản của hôn nhân ở Việt Nam” là một trong những phiên được trình bày trong Hội thảo quốc tế về “Biến đổi gia đình Việt Nam trong mối quan hệ với biến đổi gia đình trên thế giới” diễn ra ngày 28/6 tại Hà Nội do Viện Hàn lâm KHXHVN tổ chức.

Hội thảo quốc tế về “Biến đổi gia đình Việt Nam trong mối quan hệ với biến đổi gia đình trên thế giới” thu hút hơn 70 học giả về hôn nhân và gia đình của Việt Nam và quốc tế cùng thảo luận với các vấn đề liên quan đên đình trong mối quan hệ với các thiết chế xã hội (gia đình trung lưu Việt Nam với các quá trình phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội; sinh hoạt tín ngưỡng trong gia đình Việt Nam…); Gia đình nhìn từ tiếp cận đa chiều (giá trị cơ bản của gia đình Việt Nam đương đại, các yếu tố tác động đến ly hôn ở Hà Nội, Khánh Hòa và Tiền Giang…); xu hướng biến đổi gia đình – kinh nghiệm quốc tế (về mối quan hệ gia đình, hỗ trợ gia đình đối với người cao tuổi, biến đổi gia đình nhấn mạnh đến tỷ lệ giảm sinh, gia đình và sự nghèo khổ… ở Lào, Thái Lan, Hàn Quốc, Australia và Việt Nam…).

Nguồn Phụ Nữ VN: http://phunuvietnam.vn/hon-nhan-gia-dinh/8-dac-trung-co-ban-cua-hon-nhan-o-viet-nam-hien-nay-post44708.html