7 thứ khiến căn bếp trở nên nguy hại nên thẳng tay vứt bỏ

Thẳng tay vứt những thứ này đi, phòng bếp sẽ trở nên gọn gàng và sạch đẹp hơn nhiều.

Thớt là một trong những vật dụng cần vệ sinh hàng ngày để bảo vệ sức khỏe cả gia đình.

Thớt là một trong những vật dụng cần vệ sinh hàng ngày để bảo vệ sức khỏe cả gia đình.

Với tâm lý “bỏ thì thương, vương thì tội”, bạn không những khiến căn bếp của mình trở nên bừa bộn hơn mà còn gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe của cả nhà. Bởi những thứ không cần dùng đến, lâu ngày chúng sẽ bám đầy bụi, đầy mảng bám. Hãy thẳng tay vứt chúng đi, để phòng bếp trở nên gọn gàng và sạch đẹp hơn nhiều.

Thớt bị trầy xước

Thớt là một trong những vật dụng cần vệ sinh hàng ngày để bảo vệ sức khỏe cả gia đình. Gravely nói: “Dù thớt bằng gỗ hoặc nhựa, nhưng nếu có nhiều vết nứt trên đó, thì đã đến lúc phải vứt nó đi”. Vi khuẩn thích sống trong các đường rãnh sâu, và thật khó để làm sạch đúng cách đối với các vật dụng chằng chịt vết nứt như vậy.

Chảo chống dính bị xước

Gravely chỉ ra rằng khi một cái chảo chống dính có vết xước sâu thì sẽ không còn tác dụng chống dính nữa. Các lớp phủ tráng teflon cũng sẽ là vấn đề, vì khi chúng bị nóng quá mức, có thể tạo ra khói gây nên các triệu chứng giống như bị cúm.

Miếng bọt biển

Chúng ta có thể sử dụng lò vi sóng hoặc đun sôi các thứ để loại bỏ vi trùng, nhưng như Gravely lưu ý, thật khó để làm sạch miếng bọt biển: “Những lỗ hổng trên đó chính là vấn đề đáng lưu ý”. Bà còn cho biết thêm: “Ngay cả khi được đun sôi lên thì vẫn còn mầm bệnh”.

USDA khuyến cáo nên thay miếng bọt biển thường xuyên, nhưng Gravely cho rằng không sử dụng luôn sẽ tốt hơn. Thay vào đó, bạn có thể dùng khăn tắm hay khăn tay cũ để lau chùi, bởi vì chất liệu vải sẽ không giữ lại nhiều chất bẩn như bọt biển.

Bạn cũng có thể sử dụng khăn giấy, nhưng sẽ không ổn đối với những người có ý thức bảo vệ môi trường. Nếu bạn chọn dùng khăn thì nên thay thường xuyên mỗi hai ngày. Bạn cần mang đi giặt ngay nếu khăn có mùi, cho dù đó là một miếng bọt biển hoặc khăn lau.

Đồ hộp đã khui

Thịt gà và rau đóng hộp có hạn sử dụng rất ngắn. Các công thức nấu ăn thường chỉ cần dùng khoảng nửa hộp, Gravely ghi nhận. Đối với phần còn dư lại, “có lẽ bạn nên nấu súp hoặc trữ đông để sử dụng sau này”.

Thực phẩm trong ngăn đông

Nếu các thực phẩm trong tủ đông đã kết tinh, nghĩa là đã đến lúc bạn nên vứt đi. Gravely nói rằng, cứ cho là bạn đã xử lý thực phẩm một cách chính xác trong quá trình chuẩn bị và làm lạnh, vi khuẩn sẽ không phải là vấn đề nữa.

Nhưng nếu bạn thấy thực phẩm có rất nhiều tinh thể băng, hoặc trông thực sự khô ráo và bạn không nhận ra đó là gì nữa, có thể sẽ không còn hương vị thơm ngon nữa.

Thực phẩm quên nấu

Đôi khi bạn tìm thấy các đồ dư thừa ở một góc khuất trong tủ lạnh mà không nhớ đã từng để ở đó? Tốt nhất là vứt luôn cho an toàn! Gravely nói: “Hãy chỉ sử dụng thực phẩm nấu chín hoặc thức ăn thừa trong vòng ba đến bốn ngày”.

Nếu bạn không còn nhớ rõ, có khả năng thực phẩm đã ở đó quá lâu. Bạn tuyệt đối không nên ăn nếu nhìn thấy thực phẩm có dấu hiệu nấm mốc.

Gia vị đã hết hạn

Bạn vẫn sử dụng các loại gia vị mà không mấy để tâm đến hạn sử dụng? Đôi khi chúng ta mua nước sốt cho các công thức nấu ăn đặc biệt và không bao giờ sử dụng chúng lần nữa”, Gravely cho biết. Nhưng điều này có thể khiến bạn vô tình gây hại cho sức khỏe của mình đấy!

Hầu hết những nguồn thông tin khác nhau, bao gồm cả Graves, đồng ý rằng các loại gia vị sẽ mất tác dụng và mùi vị sau khoảng một năm. Vì thế, bạn nên kiểm tra gia vị thường xuyên để kịp thời bỏ đi ngay.

Theo PhunuVietnam

Nguồn GD&TĐ: http://giaoducthoidai.vn/7-thu-khien-can-bep-tro-nen-nguy-hai-nen-thang-tay-vut-bo-20200428161957031.html