7 món ăn mang lại may mắn, tài lộc cho năm mới

Trong văn hóa truyền thống của người Á Đông, đầu năm ăn cá, các món ăn truyền thống như nem, mâm ngũ quả, bánh trôi hay mỳ trường thọ được cho là mang lại sức khỏe, may mắn và thịnh vượng cho năm mới trong dịp Tết nguyên đán.

Tết Nguyên đán (Tết Âm lịch) là một trong những ngày lễ lớn nhất trên thế giới. Hơn 2 tỷ người trên hành tinh đón chào năm mới con hổ Nhâm Dần 2022.

Tết Nguyên đán là lễ đón mừng năm mới Âm lịch của Việt Nam, Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc, Triều Tiên,... và những cộng đồng gốc Á này trên khắp thế giới.

Đây là thời điểm để các thành viên của mỗi gia đình cùng nhau sum vầy, tiệc tùng, trao nhau những phong bao lì xì đỏ, tỏ lòng thành kính với ông bà tổ tiên và cầu mong những điều may mắn, thịnh vượng, trường thọ và hạnh phúc trong năm tới.

Tết Nguyên đán mang một ý nghĩa đặc biệt theo truyền thống của hầu hết các nước thuộc Đông Á và Đông Nam Á. Ở Trung Quốc, người ta còn trao những trái quýt để chúc cho một năm mới thịnh vượng.

7 món ăn mang lại may mắn trong mâm cỗ Tết theo quan niệm của người Trung Hoa

7 món ăn mang lại may mắn trong mâm cỗ Tết theo quan niệm của người Trung Hoa

Tất nhiên, một phần không thể thiếu trong dịp Tết Nguyên đán là thức ăn, bởi các món ăn là linh hồn của ngày Tết.

Sau đây là 7 món ăn mang lại may mắn, sức khỏe và thịnh vượng theo quan niệm của người Trung Hoa.

1. Đầu năm ăn cá để giàu có và thịnh vượng

Cá hấp là một trong những món ăn truyền thống thường được ăn trong dịp Tết Nguyên đán. Trong tiếng Trung, từ "ngư" được phát âm là "yu", đồng âm với từ "dư", vì vậy ăn cá tượng trưng cho sự giàu có và thịnh vượng trong năm tới.

Theo quan niệm của người Trung Quốc thì họ luôn thích có một khoản tiền dư vào cuối năm, bởi vì họ nghĩ rằng nếu cuối năm họ tiết kiệm được một khoản nào đó thì họ có thể kiếm được nhiều hơn trong năm tới. Theo đó, khi người Trung Hoa chào nhau bằng lời chúc năm mới "nian nian you yu," có nghĩa là "mong bạn có thể dư dả (cả về lương thực và tiền bạc) mỗi năm."

Theo quan niệm của người Trung Quốc, món cá sẽ mang lại một năm tiền bạc dư dả, no ấm đủ đầy.

Cá hấp là một trong những công thức nấu ăn ngày Tết nổi tiếng nhất của Trung Quốc. Cá gì nên được chọn cho bữa tối năm mới đều được dựa trên các phép đồng âm trong tiếng Trung Hoa.

Cá diếc: "Cá diếc" có ký tự đầu tiên nghe giống từ 'may mắn' trong tiếng Trung, ăn cá chép được coi là sẽ mang lại may mắn cho năm tới.
Cá chép bùn Trung Quốc: Phần đầu tiên của từ "cá chép bùn" trong tiếng Trung Hoa được phát âm giống như từ quà tặng. Vì vậy, người Trung Quốc cho rằng ăn cá chép trong năm mới tượng trưng cho mong muốn có một tương lai tươi sáng.
Cá trê: "Cá trê" trong tiếng Trung Quốc có nghĩa là "năm dư dả". Vì vậy ăn cá trê là cầu mong dư giả trong năm mới.

Ăn 2 con cá: 1 con vào đêm giao thừa và con còn lại vào ngày đầu năm

Một chi tiết nữa đó là một cụm từ tiếng Trung thường được dùng để nói đến việc ăn hai con cá, một con vào đêm giao thừa và một con vào ngày đầu năm mới, (nếu viết theo một cách nhất định) sẽ nghe giống như một ước muốn năm này qua năm khác dư dả.

Nếu chỉ ăn một con cá trê thì việc ăn phần trên của con cá vào đêm giao thừa và phần còn lại vào ngày đầu năm mới được cho là đã hoàn thành nói có cùng một nghĩa đồng âm với từ "may mắn".

Có một số quy tắc khi ăn cá để mang lại nhiều may mắn nhất trong năm tới bao gồm:

- Cá luôn được phục vụ nguyên con với đầu, thân và đuôi không bị cắt rời và đầu cá nên hướng về phía người lớn tuổi hoặc các vị khách quý trong bàn ăn để thể hiện sự tôn trọng người lớn tuổi hoặc hiếu khách.

- Ở một số vùng nhất định của Trung Quốc, đầu và đuôi được ăn cuối cùng. Cụm từ "you tou you wei" là một thành ngữ có nghĩa là "nơi bắt đầu, có kết thúc." Các ký tự "tou" và "wei" dịch thành "đầu" và "đuôi", vì vậy, việc để lại những phần đó như phần thừa báo hiệu một khởi đầu và kết thúc năm tốt đẹp.

- Con cá không nên bị di chuyển và hai người ngồi đối diện với đầu và đuôi cá nên cùng nhau nâng ly, vì đây được coi là hành động mang ý nghĩa may mắn.

Không những thế, cách ăn một con cá cũng rất quan trọng. Cá nên là món ăn còn lại cuối cùng trên mâm và phải còn sót lại một ít, vì điều này khi nói ra sẽ là một câu đồng âm mang ý nghĩa tốt lành liên quan đến sự thặng dư hàng năm mà mọi người đều mong muốn.

2. Bánh Tổ (Nian Gao) - món ăn đêm giao thừa mang lại thịnh vượng cho năm mới

Bánh Tổ là món ăn may mắn được sử dụng vào đêm giao thừa của người Trung Quốc.

Bánh Tổ nguyên gốc trong tiếng Trung phiên âm ra là Nian Gao. Trong tiếng Trung Quốc, ký tự "gao" được phát âm giống như từ "cao" có nghĩa là "ngày càng cao hơn qua từng năm" tượng trưng cho mong muốn mỗi năm sẽ "cao hơn" và tốt hơn năm ngoái (đặc biệt là khi nói đến sự nghiệp hoặc sự thịnh vượng của một người).

Bánh Tổ - món ăn trong đêm giao thừa của người Trung Quốc.

Trong suy nghĩ của người Trung Quốc, điều này có nghĩa là bạn càng ở trên cao thì công việc kinh doanh của bạn càng thịnh vượng, thường ám chỉ việc thăng lương hoặc thăng chức, nói chung là cuộc sống được cải thiện.

Thành phần chính là gạo nếp hoặc gạo tẻ, nhưng hương vị và sự bổ sung nguyên liệu sẽ khác nhau trên khắp Trung Quốc tùy thuộc vào vùng miền.

Ở các tỉnh miền Nam của Trung Quốc, bánh Tổ thường ở dạng mặn và có thể được cắt lát, chiên, hấp hoặc nấu với nước súp. Trong khi ở miền Bắc, loại bánh ngọt phổ biến hơn và có hương vị từ các nguyên liệu như củ kiệu, đậu đỏ và đường nâu.

3. Sủi cảo/há cảo tượng trưng cho may mắn

Một trong những món ăn yêu thích nhất mọi thời đại là bánh há cảo hay sủi cảo, bất kể đó là thời điểm nào trong năm. Nhưng vào dịp năm mới, sủi cảo/há cảo mang một ý nghĩa đặc biệt.

Với lịch sử hơn 1.800 năm, bánh há cảo là món ăn may mắn cổ điển trong dịp Tết Nguyên đán, và là món ăn truyền thống được ăn vào đêm giao thừa của người Trung Quốc, phổ biến rộng rãi ở Trung Quốc, đặc biệt là ở miền Bắc Trung Quốc.

Món há cảo/sủi cao tượng trưng cho giàu có, thịnh vượng, thường hay được ăn vào đêm giao thừa ở Trung Quốc.

Không chỉ là hoạt động gắn kết cả gia đình mà chúng còn tượng trưng cho sự giàu có và đoàn kết. Há cảo có hình dạng giống như những thỏi vàng cổ của Trung Quốc, vì vậy người ta nói rằng bạn ăn càng nhiều há cảo, thì bạn sẽ càng giàu có trong năm mới.

Điều đáng chú ý đó là nhân bánh há cảo cũng như cách tạo hình bánh sẽ quyết định ý nghĩa của chiếc bánh. Bánh há cảo thường bao gồm thịt băm và các loại rau thái nhỏ được bọc trong một lớp bột mỏng và đàn hồi. Nhân phổ biến là thịt lợn băm, tôm cắt hạt lựu, cá, thịt gà xay, thịt bò và rau.

Có thể được nấu chín bằng cách luộc, hấp, chiên hoặc nướng. Người Trung Quốc không ăn bánh há cảo nhân dưa cải trong dịp Tết Nguyên đán, vì nó ám chỉ một tương lai nghèo khó và khó khăn.

Vào đêm giao thừa, người ta có truyền thống ăn bánh há cảo với bắp cải và củ cải, ngụ ý rằng làn da của một người sẽ trở nên trắng trẻo và tâm trạng của một người sẽ trở nên nhẹ nhàng.

Khi làm bánh há cảo nên có nhiều nếp gấp. Nếu bạn làm cho đường giao nhau giữa các nếp gấp quá bằng phẳng, nó được cho là có ý nghĩa nghèo đói.

Người Trung Quốc có thói quen đặt một sợi chỉ trắng hoặc một đồng xu bên trong một vài chiếc bánh há cảo, và người ăn chiếc bánh đó được cho là sẽ trường thọ hoặc giàu có trong năm mới.

Bánh há cảo nhìn tổng thể có hình bán cầu thay vì là hình tròn, vì nếu tạo hình cho bánh dạng hình tròn có nghĩa là cuộc đời của một người sẽ đi theo những vòng tròn, không bao giờ đi đến đâu.

Bản thân tên của món ăn cũng mang tính biểu tượng - cụm từ "jiao zi" có hai nghĩa khác. "Jiao zi" là tên của một trong những hình thức tiền giấy đầu tiên trong triều đại nhà Tống vào thế kỷ 11 và nó cũng dùng để chỉ giờ trước năm mới, do đó tượng trưng cho quan niệm "xuất cổ nhập tân", tức là cho đi cái cũ và đón nhận cái mới.

4. Ăn nem để chào đón xuân về

Nem là một phần quan trọng trong ẩm thực theo truyền thống trong dịp Tết Nguyên đán. Việc ăn nem là một cách để tượng trưng cho việc chào đón xuân về.

Hình dạng của những cuộn nem gợi nhớ đến những thỏi vàng và do đó tượng trưng cho sự giàu có và thịnh vượng. Đây là một món ăn ngày Tết của Trung Quốc đặc biệt phổ biến ở miền đông Trung Quốc và tỉnh Quảng Đông.

Nem cuốn là món ăn khai vị với tạo hình là các cuộn hình trụ có phần vỏ được gói bằng một tấm giấy gói mỏng màu trắng làm từ bột được chiên giòn và sẽ chuyển thành màu vàng óng. Nem cuốn có nhân điển hình như rau, thịt hoặc một phiên bản ngọt với nhân đậu đỏ từ Thượng Hải và chả giò là món ăn đương đại của Đài Loan (Trung Quốc).

5. Bánh trôi (Tang Yuan) tượng trưng cho sự sum vầy

Theo truyền thống, lễ kỷ niệm năm mới của Trung Quốc kéo dài 15 ngày và vào ngày cuối cùng của thời kỳ lễ hội này, được gọi là Lễ hội đèn lồng, một món tráng miệng thú vị gọi là Tang Yuan (Bánh trôi) được phục vụ như một phần của bữa ăn đoàn tụ gia đình.

Bánh trôi (Tang Yuan) - món ăn ngày Tết của Trung Hoa.

Với kết cấu thú vị và hương vị siêu ngon, Tang Yuan là một trong những món ngọt được ưa thích ở Trung Quốc. Không chỉ sử dụng cho ngày Tết Nguyên đán mà còn được dùng quanh năm như một món tráng miệng cho những bữa tiệc tối.

Hình dạng tròn của những chiếc bánh trôi tượng trưng cho sự sum vầy, trọn vẹn của gia đình. Chúng được làm bằng bột gạo và có thể có nhân là trái cây, các loại hạt, đường nâu hoặc đậu đỏ.

Tang Yuan được làm từ bột gạo nếp và nước, nhân bánh thường bao gồm hạt xay, đường và mỡ lợn. Người ăn sẽ cảm nhận được niềm vui thuần khiết khi ăn Tang Yuan vừa mới vớt trong nồi ra. Sau khi bạn cắn qua lớp vỏ trơn, dai, phần nhân ngọt ngào, hấp dẫn và chảy nước từ từ tràn vào miệng bạn.

6. Mỳ trường thọ

Mặc dù mỳ là món ăn chủ yếu trong ẩm thực Trung Quốc hàng ngày, nhưng trong năm mới và các lễ kỷ niệm khác như sinh nhật, chang shou mian (hay còn gọi là mỳ trường thọ), là món cần phải có trên bàn ăn.

Mỳ trường thọ - món ăn chúc phúc ngày đầu năm của người Trung Hoa.

Mỳ trường thọ (chang shou mian) là thực phẩm ăn vào ngày Tết Nguyên đán ở miền Bắc Trung Quốc. Mỳ trường thọ không gì khác gì món mỳ ăn thường ngày ngoài tượng trưng cho ước nguyện trường thọ.

Chiều dài của chúng cũng là biểu tượng cho cuộc sống của người ăn. Những sợi mỳ này dài hơn những sợi mì bình thường và không được cắt nhỏ, có thể chiên và dọn trên đĩa, hoặc luộc và cho vào bát cùng với nước dùng.

Người Trung Quốc ăn mỳ trường thọ vào đầu năm với ước nguyện sống lâu và khỏe mạnh.

Chính vì thế nên người dùng phải húp trong một lần, thay vì nhai. Sợi mì càng dài, tuổi thọ càng dài!

7. Quýt - trái cây mang lại tài lộc

Một số loại trái cây được ăn trong dịp Tết Nguyên đán, chẳng hạn như quýt, cam và bưởi. Những loại quả này được lựa chọn vì chúng đặc biệt tròn và có màu "vàng", tượng trưng cho sự no đủ và giàu có.

Đặc biệt, khi phát âm từ này trong tiếng Trung, nó giống như âm thanh của sự may mắn.

Quýt - trái cây mang lại may mắn và tài lộc cho năm mới theo quan niệm của người Trung Hoa

Ăn và bày hoa quả lộc được cho là sẽ mang lại may mắn và tài lộc dựa trên phát âm và mặt chữ của chúng.

Chẳng hạn như ăn bưởi được cho là sẽ mang lại sự thịnh vượng liên tục. Bạn càng ăn nhiều thì càng mang lại nhiều sự giàu có, như câu tục ngữ truyền thống đã nói.

Trong tiếng Trung Quốc, cam (và quýt) phát âm giống với cụm từ có nghĩa là "thành công", đồng thời một trong những cách viết "quýt" có chứa chữ Hán mang nghĩa may mắn.

Xem thêm video đang được quan tâm:

Nguyễn Anh Tú

Nguồn SK&ĐS: https://suckhoedoisong.vn//7-mon-an-mang-lai-may-man-tai-loc-cho-nam-moi-169220129185554246.htm