7 bí quyết nuôi dưỡng sự lạc quan của trẻ

Không cần phải cố gắng để làm con hạnh phúc, chỉ cần giúp con kỹ năng phục hồi từ sự thất bại để mở đường cho thành công.

Điều gì tạo nên một đứa trẻ hạnh phúc?

Bố mẹ nào cũng muốn con lạc quan và hạnh phúc. Muốn trẻ lớn lên trong tình yêu thương, theo đuổi giấc mơ của chúng và tìm kiếm hạnh phúc. Nhưng bố mẹ có biết rằng chúng ta đang kiểm soát sự hạnh phúc của con?

Nghiên cứu cho thấy, trẻ em hạnh phúc, lạc quan là sản phẩm của những ngôi nhà hạnh phúc, lạc quan, bất kể yếu tố di truyền là gì.

Vậy bố mẹ phải làm gì?

Nuôi dưỡng sự kết nối

Đây là cách giúp trẻ lớn lên khỏe mạnh, con bạn được kết nối với bố mẹ, các thành viên khác trong gia đình, bạn bè, hàng xóm hoặc thú nuôi.

Một tuổi thơ kết nối là chìa khóa để hạnh phúc. Có nhiều nghiên cứu cho thấy, kết nối là cảm giác được yêu thương, hiểu, muốn, được thừa nhận, là sự bảo vệ giúp trẻ chống lại sự đau khổ, tự sát hoặc các hành vi nguy hiểm như hút thuốc, uống rượu và sử dụng ma túy.

Không cần phải cố gắng làm con hạnh phúc

Nghe có vẻ vô lý nhưng điều tốt nhất để con có hạnh phúc lâu dài đó là ngừng mang đến hạnh phúc ngắn hạn.

Nếu chúng ta đặt con cái vào bong bóng và ban cho con mọi điều ước. Điều này không phải là đời sống thực. Chẳng hạn, khi con đang tức giận, buồn bã hoặc thất vọng, bố mẹ lao ngay vào để giúp con cười vui. Thật không may, đây không phải là cách giúp trẻ đối phó với cảm xúc tiêu cực, và trẻ không thể làm chủ cảm xúc khi trưởng thành.

Con sẽ phải tự học sự đứng lên từ thất bại.

Nuôi dưỡng hạnh phúc của bố mẹ

Chúng ta không thể kiểm soát sự hạnh phúc của con nhưng có thể làm vậy với mình. Trẻ hấp thụ mọi thứ từ tâm trạng của chúng ta. Cha mẹ hạnh phúc có khả năng có con hạnh phúc, trong khi trẻ em của cha mẹ chán nản phải chịu hai lần nguy cơ trầm cảm .

Do đó, hãy dành thời gian nghỉ ngơi, thư giãn và quan trọng nhất là sự lãng mạn để nuôi dưỡng mối quan hệ của bạn với vợ hoặc chồng. Nếu cha mẹ có một mối quan hệ thực sự tốt, trẻ sẽ hạnh phúc một cách tự nhiên.

Khen ngợi những điều đúng đắn

Đôi khi chúng ta trở thành những người cổ vũ quá hăng hái. Con viết nguệch ngoạc, bạn tuyên bố bé là một Picasso, ghi một bàn thắng bé đã là Beckham… Kiểu khen ngợi này có thể phản tác dụng.

Vì khiến trẻ nghĩ rằng, bé cần đạt được thành tích để được bạn chấp thuận, và sợ nếu không thành công thì trẻ sẽ rơi xuống bệ mà bố mẹ không yêu trẻ nữa.

Khen ngợi về trí thông minh, sự đẹp đẽ hoặc tài năng thể thao có thể làm suy yếu sự tự tin của trẻ sau này, vì có đôi khi đó chỉ là những khả năng thoáng qua.

Nếu khen con bạn xinh đẹp, điều gì xảy ra khi bé già và không còn đẹp nữa?

Vì vậy nên để con bạn tin rằng, kết quả đạt được là thông qua sự vất vả thực hành chứ không phải tài năng bẩm sinh. “Những đứa trẻ bị dán nhãn tài năng bẩm sinh luôn cố gắng phải chứng minh bản thân hết lần này đến lần khác”

Cho phép thành công và thất bại

Tất nhiên, nếu bạn muốn củng cố lòng tự trọng của con hãy giảm lời khen ngợi và thêm nhiều cơ hội học kỹ năng mới.

Khi nói đến nhóm trẻ dưới 4 tuổi, tất cả mọi thứ chúng làm đều mới mẻ: học cách thu thập thông tin, đi bộ, ăn, mặc, dùng bô và đi xe ba bánh. Thách thức của chúng ta là đứng yên đó để trẻ tự xoay xở.

Trẻ sẽ có vài lần thất bại trước khi trở nên thành thạo, vài kỹ năng được hoàn thiện trong lần thử đầu tiên. Thông qua thực hành trẻ sẽ trưởng thành, kỹ năng này giúp trẻ có thể làm chủ trong tương lai.

Cho trẻ được chịu trách nhiệm

Hạnh phúc là từ những gì trẻ đạt được và đánh giá cao bởi người khác.

Chẳng hạn trẻ em 3 tuổi có thể đóng góp cho gia đình bằng cách cho mèo ăn hoặc giúp dọn bàn cho cả nhà. Nếu bé thích tổ chức hãy để bé sắp xếp thìa và nĩa trên bàn, nếu bé thích nuôi trẻ hãy để bé đút cho em gái. Vì vậy, miễn là bố mẹ thừa nhận sự đóng góp của trẻ cho gia đình, nó sẽ nâng cao ý thức kết nối và sự tự tin của con, hai điều kiện tiên quyết cho hạnh phúc lâu dài.

Nuôi dưỡng lòng biết ơn

Một cuộc nghiên cứu tại Đại học California, đã chỉ ra rằng những người giữ các tạp chí tri ân hàng ngày hoặc hàng tuần cảm thấy luôn lạc quan và cuộc sống tốt hơn về tổng thể. Đối với trẻ em, việc giữ gìn tạp chí là không thực tế nhưng bạn có thể dạy cho bé.

Mỗi ngày trước mỗi bữa ăn, yêu cầu mỗi thành viên trong gia đình nêu lên điều gì mình thấy biết ơn. Lặp lại như một nghi thức thông thường, đây là một thói quen thúc đẩy các loại cảm xúc tích cực và dẫn đến hạnh phúc lâu dài.

NGỌC LINH (Theo parents)

Nguồn TGTT: http://thegioitiepthi.vn/p/7-bi-quyet-nuoi-duong-su-lac-quan-cua-tre-11421.html