7 bí ẩn lớn nhất thế giới năm 2017 đến nay chưa tìm ra lời giải đáp

Những bí ẩn lớn như hàng nghìn con bạch tuộc 'tự sát' ở vùng biển nước Anh, loạt tiếng nổ khắp hành tinh hay thành phố 'ma' nổi giữa Thái Bình Dương cho thấy kiến thức của con người vẫn còn hữu hạn.

Căn phòng bí mật trong Đại Kim tự tháp

Căn phòng bí mật của Đại Kim tự tháp nằm bên trên “Phòng vua” và “Phòng hoàng hậu”. Ảnh: news.com.au

Trong năm nay, một nhóm nhà khoa học quốc tế đã thực hiện chuyến khám phá lần đầu tiên trong Kim tự tháp Giza ở Ai Cập kể từ những năm 1980. Phòng bí ẩn được phát hiện bên trên Grand Gallery, một hành lang dốc nối liền hai phòng chứa khác mang tên “Phòng vua” và “Phòng hoàng hậu”, của Kim tự tháp nhưng giới khoa học không rõ mục đích xây dựng căn phòng này là gì bởi họ chưa vào được bên trong.

Mehdi Tayoubi, đồng sáng lập dự án ScanPyramids và là chủ tịch của Viện bảo tồn phát minh di sản cho biết nhóm nghiên cứu có kế hoạch phối hợp với các nhà khoa học khác để đưa ra giả thiết về căn phòng bí ẩn này.

“Tin tốt là có khoảng trống trong đó và nó rất lớn”, ông nói. “Nó có thể bao gồm một hoặc nhiều cấu trúc… có thể là thư viện lớn hoặc là một căn buồng hoặc bất kỳ thứ gì khác”.

Hàng nghìn bạch tuộc “tự sát”

Chẳng ai biết rõ lý do vì sao hàng loạt xác bạch tuộc dạt vào bờ biển Anh. Ảnh: Mirror

Khi một nhóm du khách phát hiện hàng loạt bạch tuộc dạt vào bờ biển xứ Wales, nước Anh, các nhà khoa học vô cùng bất ngờ. Hàng nghìn con bạch tuộc được tìm thấy đã chết vào buổi sáng tháng 10 và đây không phải là lần đầu tiên hiện tượng này xảy ra.

Các chuyên gia đưa ra hai luồng giả thiết. Một nhóm tin rằng những con bạch tuộc, thường chỉ sống được một năm, đang chuẩn bị cho cái chết của chính mình sau khi đẻ trứng. Dù vậy không có xác bạch tuộc nào được đem đi kiểm tra để xác định giả thiết này hay không.

Nhưng những người khác lại tin rằng bạch tuộc đang tìm nơi ẩn náu. Nhưng cuối cùng, chẳng ai biết rõ lý do vì sao hàng loạt xác bạch tuộc dạt vào bờ biển Anh như vậy.

Loạt tiếng nổ khắp hành tinh

Những chấm đỏ trên bản đồ ghi nhận nơi tiếng nổ bí ẩn được ghi nhận. Ảnh: The Sun.

Những tiếng nổ được ghi nhận ở khắp nơi, từ Alabama tới Australia trong năm qua, nhưng cho tới nay không ai thực sự lý giải được vì sao những tiếng ồn đó lại xuất hiện ở nhiều nơi trên Trái đất.

Vào ngày 10/10, một âm thanh tương tự khiến người dân Cairns vô cùng bối rối. Nhiều người cho rằng đó là âm thanh phát ra từ máy bay “ong bắp cày” Hornet FA-18 nhưng một trung tâm nghiên cứu thiên thạch gần đó đã chụp được hình ảnh một ngọn đuốc rực sáng trên bầu trời vào cùng thời điểm âm thanh đó vang lên.

Hai tuần sau, một tiếng nổ khác được ghi nhận ở bán đảo Eyre ở Nam Úc vào cùng thời điểm một thiên thạch xanh lướt qua bầu trời.

Theo nhiều chuyên gia, những tiếng nổ khác thường có thể bắt nguồn từ máy bay siêu âm hay các thiên thạch rơi trong không gian nhưng với 64 địa điểm trên Trái đất cùng ghi nhận âm thanh lạ này, Bill Cooke của Cơ quan Hàng không Vũ trụ Mỹ (NASA) thừa nhận chưa có lời lý giải thỏa đáng cho nguồn gốc của chúng.

Theo thuyết âm mưu của một nhà địa chất học giấu tên, những âm thanh lạ lùng có thể là “có gì đó đang diễn ra bên trong lõi Trái đất”.

Bí ẩn trong vụ tai nạn của nữ phi công nổi tiếng Amelia Earhart

Sự biến mất của nữ phi công nổi tiếng Amelia Earhart vẫn là bí ẩn. Ảnh: news.com.au

Việc nữ phi công nổi tiếng Amelia Earhart biến mất khi bay vòng quanh thế giới cách đây 80 năm trở nên bí ẩn khi người ta vẫn chưa tìm được thi thể của bà cho tới ngày nay. Năm nay, National Geographic cho rằng, bí ẩn “về những gì đã xảy ra với Amelia Earhart có thể sắp được lý giải”.

Nhân viên National Geographic dùng 4 chú chó đánh hơi ở cùng một vị tí trên hòn đảo xa xôi Nikumaroro của Thái Bình Dương. Nhiều người tin rằng hòn đảo là nơi Amelia Earhart và hoa tiêu Fred Noonan gặp nạn vào ngày 2/7/1937 khi trên đường tới Fred Noonan, một hòn đảo không người ở phía bắc đường xích đạo ở Thái Bình Dương.

Các tín hiệu rõ ràng: Một người nào đó - có lẽ Earhart hay hoa tiêu Fred Noonan - đã chết bên dưới cây ren, theo kết quả của cuộc tìm kiếm. Tuy nhiên, Fred Hiebert, chuyên gia khảo cổ học của National Geographic, cho hay, việc tìm được DNA con người từ môi trường nhiệt đới như Nikumaroro rất mong manh.

Chuyện gì xảy ra với Otto Warmbier?

Nguyên nhân cái chết của sinh viên Mỹ Otto Warmbier có thể sẽ mãi bị “chôn vùi”. Ảnh: AFP

Khi sinh viên Otto Warmbier bị phía Triều Tiên bắt giữ, không ai biết rằng anh sẽ được đưa về Mỹ trong trạng thái bị tổn thương não nghiêm trọng. Bình Nhưỡng cáo buộc Warmbier tội ăn cắp một tấm áp phích tuyên truyền vào tháng 1/2016 và kết án công dân Mỹ 15 năm lao động khổ sai. Nguyên nhân dẫn tới cái chết của Warmbier vẫn còn là bí ẩn.

Điều tra viên Lakshmi Sammarco cho biết “không có đủ thông tin về những gì đã xảy ra với Otto khi ở Triều Tiên để đưa ra bất kỳ kết luận cụ thể nào”. Họ cũng hông thể xác định được chuyện gì xảy ra, dẫn tới thương tích và cái chết của chàng sinh viên 22 tuổi.

Thành phố “ma” nổi giữa đại dương

Thành phố “ma” nổi giữa Thái Bình Dương. Ảnh: ABC

Năm 2017, các nhà khảo cổ đá phát hiện thành phố cổ bí ẩn Nan Madol chứa những khối vuông khồng lồ giữa Thái Bình Dương. Nan Madol nằm ngay phía sau hòn đảo Pohnpei ở Micronesia và các chuyên gia đang bối rối trước sự xuất hiện của thành phố với 97 khối vuông riêng biệt được phân chia bởi những con kênh hẹp.

Những khối vuông có kích thước tương đương nhau nhưng lý do vì sao chúng xuất hiện ở đây vẫn là bí ẩn. Nhiều người đặt câu hỏi vì sao người xưa lại chọn xây cấu trúc vững chãi như vậy ở giữa đại dương, quá xa những nền văn minh khác đã được biết đến.

Những cấu trúc khổng lồ giữa sa mạc Saudi Arabia

Xuất hiện những cấu trúc khổng lồ giữa sa mạc Saudi Arabia. Ảnh: news.com.au

Một nhà khảo cổ Úc năm nay phát hiện hơn 400 công trình chưa được biết nằm bao phủ vùng đất sa mạc ở Saudi Arabia.

Theo Tiến sĩ David Kennedy, những cấu trúc được xây một cách ngẫu nhiên. Tuy nhiên thực tế chúng lại khá logic. Hơn 400 công trình này được cho là có từ khoảng 900 năm trước và được các bộ tộc du mục sử dụng làm bẫy để săn bắt và nuôi trồng.

Thách thức đối với các chuyên gia bây giờ là nghiên cứu chúng Có lẽ phải cần tới hàng thập kỷ chúng ta mới tìm ra câu trả lời chính xác cho sự xuất hiện của hàng trăm cấu trúc này.

Trọng Hiếu

Nguồn SaoStar: https://saostar.vn/the-gioi/7-bi-lon-nhat-gioi-nam-2017-den-nay-chua-tim-ra-loi-giai-dap-1978207.html