6 sai lầm trong việc quản lý thời gian khiến bạn làm việc kém hiệu quả

Quản lý thời gian luôn là một vấn đề nan giả và khó thay đổi, dẫn tới hậu quả là những giây phút làm việc kém hiệu quả và căng thẳng.

Mỗi giây trôi qua không bao giờ lấy lại được, vì vậy trước khi làm việc gì bạn nên có kế hoạch cụ thể để quản lý thời gian một cách khoa học nhất, tránh bị lãng phí thời gian một cách vô bổ. Tuy nhiên nhiều người vẫn phải lo rượt đuổi thời gian do không biết tận dụng, sắp xếp công việc và cuộc sống thế nào cho phù hợp nhất. Vậy thời gian quan trọng thế nào và làm sao để có kỹ năng quản lý thời gian hiệu quả?

Theo các chuyên gia của Business Insider, không ai thực sự quá thiếu thời gian mà bạn chỉ nghĩ rằng mình luôn bị thời gian "rượt đuổi" vì sáu lý do sau đây:

Không tự tạo cho bản thân một lịch trình cụ thể và mắc kẹt trong việc sắp xếp ngân sách thời gian

Thời gian của bạn, cũng giống như nguồn tài chính vậy, là một nguồn tài nguyên quý giá cần được quản lý. Nếu bạn không tự tạo và tuân theo ngân sách vốn có của mình, thì bạn sẽ không có đủ thời gian cho những gì quan trọng thậm chí còn có thể sẽ rơi vào cảnh mắc nợ.

Hình ảnh minh họa

Hình ảnh minh họa

Để bắt đầu, hãy xác định điều gì quan trọng với bạn trong cuộc sống. Thông thường, đây sẽ là các mối quan hệ, sức khỏe và sự nghiệp của bạn. Biết được điều này, bạn sẽ chỉ dành cả tuần làm việc của mình cho các hoạt động giúp bạn tiến gần hơn đến mục tiêu của mình. Và trong thời gian chết, bạn sẽ tập thể dục hoặc dành thời gian cho gia đình.

Làm thế nào bạn có thể luôn nắm bắt được và tuân thủ theo ngân sách thời gian của chính mình? Những ứng dụng lịch theo dõi hoạt động sẽ là một người bạn đồng hành tuyệt vời vì nếu bạn đã lên kế hoạch chi tiết, thì việc thực hiện sẽ dễ dàng hơn rất nhiều.

Quá dựa dẫm vào việc phải có người kiểm soát

Tự kiểm soát bản thân là một việc tưởng chừng như rất dễ nhưng với nhiều người lại trở nên "khó như lên trời". Luôn cần có người nhắc nhở, theo dõi, kiểm soát mới có thể theo kịp tiến độ và lịch trình của bản thân là một thói quen vô cùng độc hại. Trong cuộc sống, mỗi người nên trở thành một người quản lý nghiêm khắc nhất cho chính bản thân để tạo thành thói quen tự lập trong suy nghĩ.

Hình ảnh minh họa

Chuyên gia Robert E. Goodin đã nhận định rằng: "Khi ai đó nói rằng người khác 'có nhiều thời gian' hơn tôi, không có nghĩa rằng người kia có 25 giờ trong ngày. Thay vào đó, họ muốn nói rằng người kia có ít ràng buộc hơn và có nhiều lựa chọn hơn trong cách họ chọn để sử dụng thời gian của mình và có khả năng 'kiểm soát tự chủ' tốt hơn đối với thời gian của mình".

Tự tin vào khả năng làm việc đa tác vụ

Không phải bộ não của ai cũng đủ mạnh mẽ để có thể "chạy" đa tác vụ trong cùng một thời điểm. Chuyên gia tâm lý đã phát hiện ra rằng làm việc đa nhiệm có thể khiến hiệu quả công việc giảm sút vì bạn có nhiều khả năng mắc lỗi hơn. Đồng thời làm việc đa nhiệm có thể khiến bạn mất nhiều thời gian hơn để hoàn thành công việc. Giải pháp ở đây khá đơn giản đó là hãy làm từng việc một và hoàn thành thật xuất sắc để không mất thời gian quay lại xử lý một lần nữa.

Làm việc trong sự bắt ép chứ không làm vì yêu thích và đam mê

Nghiên cứu chỉ ra rằng những người làm việc với sự đam mê thường không quá vội vàng và bận rộn. Nguyên nhân là bởi khi họ làm việc trong não bộ không xuất hiện những xung đột nội tâm. Xung đột nội tâm sẽ sinh ra tâm lý chán chường và từ đó xu hướng đình trệ, không muốn hoàn thành công việc ngay lập tức sẽ xuất hiện.

Hình ảnh minh họa

Để ngăn chặn điều này hãy cố gắng hoàn thành những công việc khiến bạn vui vẻ và tận hưởng trước rồi tiến tới những công việc nhàm chán sau.

Tự hỏi bản thân rằng liệu việc này có thể dời sang ngày mai được không?

Việc cân bằng giữa khối lượng công việc trong một ngày thường là công việc khó khăn nhất. Tuy rằng "việc hôm nay chớ để ngày mai" nhưng đôi khi việc sắp xếp thời gian hợp lý bằng cách lên lịch xa hơn và dời những công việc kém quan trọng sang những ngày tiếp theo có thể khiến cuộc sống của bạn trở nên dễ thở hơn. Bạn nên tự hỏi mình liệu mình có sẵn sàng làm điều gì đó vào ngày mai hay không nếu nhận thức được rằng hiện tại bạn bận rộn như thế nào.Nếu câu trả lời là có, thì hãy nói làm như vậy. Và nếu câu trả lời là không thì bạn sẽ trở nên có trách nhiệm với công việc hiện tại hơn và cố gắng hoàn thành nó càng sớm càng tốt.

Hình ảnh minh họa

Luôn quá ám ảnh với vấn đề tiền bạc

Bạn rõ ràng cần tiền để tồn tại. Và bạn cần nó để tham gia vào các sở thích. Đồng thời, nghiên cứu từ Sanford DeVoe của Đại học Toronto và Jeffrey Pfeffer của Stanford đã phát hiện ra rằng những người có thu nhập cao hơn cảm thấy có nhiều thời gian hơn.

"Một khi số giờ được định lượng về mặt tài chính, mọi người sẽ lo lắng nhiều hơn về việc lãng phí, tiết kiệm hoặc sử dụng chúng một cách sinh lợi. Khi nền kinh tế phát triển và thu nhập tăng, thời gian của mọi người trở nên có giá trị hơn."

Thanh Thùy

Nguồn Doanh Nhân VN: https://doanhnhanvn.vn/6-sai-lam-trong-viec-quan-ly-thoi-gian-thuong-gap-23905.html