6 công nghệ tạo sức bật truyền thông

Con người đã biết trao đổi thông tin, dùng các ký hiệu, mật mã để truyền đi những câu chuyện, sự hỏi đáp từ ngàn xưa, đặt tiền đề cho cái hôm nay gọi là truyền thông.

Công nghệ báo in.

Công nghệ báo in.

Thế nhưng, lĩnh vực này chỉ thật sự phát triển từ thế kỷ 19, với một hệ thống cách thức mới mẻ, nói cách khác là công nghệ tiến bộ, giúp thế giới xích lại gần nhau. Trong đó phải kể tới là bưu chính, điện tín, báo in, máy hát, nhiếp ảnh và ảnh động…

Từ cách đây khoảng 4.500 năm ở Ai Cập cổ đại, các pharaoh đã biết dùng sứ giả để lan truyền các sắc lệnh ra toàn quốc. Đến thời Mesopotamia và Trung Hoa xưa, cũng đã có người đảm trách việc chạy tin này.

Và vào thời phong kiến tại Việt Nam, cũng có một hình thức giao tin đặc biệt, tồn tại suốt mấy thế kỷ là các mõ làng, cứ vừa đi vừa gõ mõ, khua chiêng thông báo điều gì. Đến cuối thế kỷ 18, ở phương Tây bắt đầu xuất hiện những bưu tá chuyên nghiệp đưa thư và vào năm 1840 ở Anh, nhà nước đã phát hành tem.

Công nghệ máy hát.

Qua đó, thư dán tem sẽ được chuyển đi muôn nơi do đã được tính phí - trả công nên có người phục vụ. Muốn đưa thư đi đâu cũng được, bạn chỉ cần dán tem, càng nhiều tem càng tốt. Từ việc đưa thư bằng đường bộ, dần dần thư được vận chuyển qua đường thủy, tàu hỏa và máy bay.

Do thư gửi đi phải vài ngày mới tới, mà nhiều khi cần đưa tin nhanh, năm 1838 nhà bác học người Mỹ Samuel Morse đã phát minh nên điện tín (điện đài) để truyền tin bằng điện và theo tên ông - Mã Morse.

Từ đó, ở rất nhiều bến xe, nhà ga của Mỹ đều lắp đặt máy đánh điện cho người dân nhắn tin về với người thân. Điện tín được dùng phổ biến như một phương tiện truyền thông từ xa cho đến tận khi có máy phát thanh và điện thoại đầu thế kỷ 20.

Công nghệ máy ảnh.

Xưa kia, sách báo đều phải chép tay, đến khi có máy in thì được in hàng loạt, song chi phí vẫn rất đắt. Mỗi tờ báo vì thế chỉ nhà giàu mua nổi, còn dân nghèo đều xem lỏm. Tuy nhiên, nhờ kỹ thuật in cải tiến vào thế kỷ 19, cũng là thời gian nhiều tờ báo nở rộ nên ai cũng mua được.

Vào năm 1845, nhà sáng chế Richard March Hoe (Mỹ) đã cho ra đời một loại máy in xoay cho phép in ấn 100 nghìn tờ mỗi giờ. Vào năm 1877, Thomas Edison đã chế tạo được một thiết bị vừa thu được âm, vừa phát nghe lại nhờ biến sóng âm thành các rung động được khắc lên một xi lanh kim loại, sau là xáp ong dùng một cây kim.

Đến năm 1888, máy hát đã được bán khắp nơi. Và cùng máy hát, còn gọi là máy quay đĩa, năm sau, tại châu Âu Emile Berline cũng phát minh ra đĩa hát.

Công nghệ điện tín.

Nhiếp ảnh ra đời có lẽ là một thành công nhất của nghệ thuật lẫn truyền thông - báo chí. Vì vừa đem lại vẻ đẹp vừa cung cấp thông tin bằng hình ảnh, cái mà người xưa phải nhìn vào nước và gương.

Vào năm 1839 đã có những bức ảnh đầu tiên theo kỹ thuật của Louis Daguerre, và vài năm sau tiếp tục có nhiều kỹ thuật chụp ảnh mới (máy ảnh mới), ghi lại các sự kiện, con người, phong cảnh tuyệt vời.

Nhờ thế người ta biết được ở đâu đó vừa xảy ra chuyện gì, có thứ gì, phong tục - tập quán thế nào; tất cả được minh chứng bằng hình ảnh. Cũng là ảnh song còn biết cử động như một đoạn phim, ảnh động là một thông điệp có tính giải trí cao nhất, sau này xây dựng thành các bộ phim câm, phim có tiếng, truyền hình… gọi chung là điện ảnh.

Công nghệ ảnh động.

Đóng góp cho sự phát triển của nó, phải tính tới rất nhiều nhà khoa học, thuộc cả các kỹ thuật trước đó như Eadweard Muybridge, Thomas Edison, William Dickinson, đặc biệt là hai anh em Auguste và Louis Lumiere. Vào năm 1895, hai anh em họ đã tạo ra một bộ phim dài 50 giây về một tốp công nhân rời nhà máy tại Pháp.

Công nghệ tem bưu chính.

Có thể nói, 6 công nghệ trên giúp thế giới trao đổi và tiếp nhận thông tin mỗi lúc một nhanh nhạy, phong phú hơn, đặc biệt nhiếp ảnh và truyền hình đến nay vẫn giữ vị trí quan trọng trong cả đưa tin, giải trí lẫn làm tư liệu.

Nguồn GD&TĐ: https://giaoducthoidai.vn/khoa-hoc/6-cong-nghe-tao-suc-bat-truyen-thong-bR3HldfMg.html