6 bước ngoặt phát triển tâm lý thần kỳ trong cuộc đời một đứa trẻ

Nắm vững những mốc tăng trưởng vượt bậc trong cuộc đời của đứa trẻ giúp mẹ chủ động hơn trong việc dạy dỗ trẻ.

Giai đoạn đầu tiên: 0-1 tháng tuổi

Trẻ em thường trải qua 6 mốc tăng trưởng vượt bậc từ khi sinh ra đến khi trưởng thành. Giai đoạn quan trọng đầu tiên là từ 0 đến 1 tháng. Trong tháng đầu tiên khi đứa trẻ chào đời, tâm trạng người mẹ không tốt, mẹ thường tức giận, hay khóc sẽ ảnh hưởng rất nhiều đến nhân cách đứa trẻ.

Ảnh minh họa

Giai đoạn thứ 2: 1 tuổi

Giai đoạn thứ hai chính là giai đoạn trẻ được khoảng 1 tuổi. Đây là năm đầu tiên sau khi đứa trẻ ra đời. Khoảng thời gian này, sự giao tiếp giữa mẹ và con rất quan trọng. Đây cũng là khoảng thời gian để trẻ bắt đầu nhận thức về thế giới qua người mẹ của mình.

Giai đoạn thứ 3: 3 tuổi

Giai đoạn thứ ba là khi trẻ được khoảng 3 tuổi. Đây là giai đoạn rất quan trọng. Từ quan điểm tâm lý học, 3 và 7 tuổi là 2 lứa tuổi quan trọng nhất đối với trẻ em. Trẻ thường bắt đầu đi học mẫu giáo vào năm 3 tuổi, đây là lần đầu tiên trẻ rời vòng tay cha mẹ để đi học. Sự buồn bã, tổn thương tâm lý mà một đứa trẻ khoảng 3 tuổi phải chịu đựng sẽ ảnh hưởng đến em bé trong thời gian rất dài. Khi giao tiếp với đứa trẻ 3 tuổi, bạn cần chú ý đến những điểm sau: gợi ý con nghĩ về các vấn đề trừu tượng, các vấn đề đạo đức.

Ảnh minh họa

Giai đoạn thứ 4: 6-7 tuổi

Giai đoạn thứ tư là 6-7 tuổi, đây là khoảng thời điểm trẻ bắt đầu đi học tiểu học. Sự định hướng, hay tạo áp lực của bạn cho trẻ trong giai đoạn này sẽ có tác động lâu dài đến tương lai của trẻ. Nếu bạn tạo ra quá nhiều áp lực với trẻ, trẻ sẽ cảm thấy mệt mỏi, bị tổn thương tâm lý nặng nề và sau này sẽ rất khó khắc phục.

Giai đoạn thứ 5: 11-12 tuổi

Đây là giai đoạn trẻ đã có nhận thức mạnh mẽ về bản thân và cuộc sống của mình. Bố mẹ có những hỗ trợ, động viên tích cực sẽ tạo động lực cho trẻ đạt được những thành công đáng khích lệ.

Ảnh minh họa

Giai đoạn thứ 6: 17-18 tuổi

Lúc này, tâm lý trẻ đã trưởng thành. Trẻ cần phải có các mối quan hệ xã hội, cần phải đi ra ngoài. Ở các nước phương Tây, trẻ em trên 16 tuổi có thể không về nhà qua đêm, dù là nam nay nữ. Nếu không muốn con làm hại bản thân, hãy giáo dục trẻ thật kỹ lưỡng. Đừng nghĩ rằng đó là những điều trẻ chưa đủ tuổi để tiếp cận các kiến thức vì thực sự con bạn cần được hiểu biết nhiều hơn bạn tưởng.

Theo Emdep.vn

Nguồn PNNews: http://phununews.vn/6-buoc-ngoat-phat-trien-tam-ly-than-ky-trong-cuoc-doi-mot-dua-tre-526821.htm