6 bí kíp thành công mà mọi doanh nghiệp nhỏ đều nên 'bỏ túi'

Các doanh nghiệp nhỏ cần dành nhiều thời gian để đánh giá lại hoạt động của mình và xác định những yếu tố có thể cải thiện trong tương lai.

Để một doanh nghiệp có thể thành công, bản thân nhà quản lý doanh nghiệp phải liên tục điều chỉnh nhiều yếu tố cho phù hợp với sự phát triển của thị trường, phát triển những gì hiệu quả và loại bỏ những gì không còn đem lại lợi ích. Ngay cả khi đã đi vào hoạt động ổn định, việc nhìn nhận lại doanh nghiệp và tìm cách cải thiện hoạt động vẫn luôn là yếu tố cần thiết hàng đầu.

Điều quan trọng là doanh nghiệp phải nhận ra được bản thân đang thiếu sót ở đâu và xây dựng kế hoạch để giải quyết những khoảng trống đó. Dưới đây là tám phương pháp hay nhất dành cho các doanh nghiệp nhỏ để tiếp tục con đường đi đến thành công.

Cập nhật phần mềm thường xuyên và duy trì mạng lưới an toàn

Phần mềm lỗi thời là một trong những lý do phổ biến nhất khiến các doanh nghiệp (đặc biệt là doanh nghiệp nhỏ) trở thành "con mồi béo bở" cho các hacker. Hãy luôn đảm bảo rằng doanh nghiệp của bạn đang chạy phiên bản mới nhất trong tất cả phần mềm của mình và hãy cập nhật thường xuyên nhất có thể.

Hình ảnh minh họa

Hình ảnh minh họa

Các công ty phần mềm thường xuyên cho ra mắt những bản cập nhật sản phẩm của họ để chống lại các mối đe dọa mới và giảm thiểu những thiếu sót trước đó. Việc bỏ qua các bản sửa lỗi này khiến bạn có nguy cơ trở thành nạn nhân rất lớn của những cuộc tấn công mạng, chẳng hạn như cuộc tấn công ransomware WannaCry năm 2017, một sự cố có thể tránh được bằng một bản cập nhật đơn giản cho Windows vài tháng trước khi sự cố xảy ra.

Hợp nhất những nỗ lực xây dựng thương hiệu và marketing

Trong môi trường kỹ thuật số hiện đại, có rất nhiều kênh thông qua đó doanh nghiệp có thể tiếp cận khách hàng của mình. Điều quan trọng là đảm bảo nhận diện thương hiệu và nỗ lực marketing của bạn được thống nhất và chặt chẽ trên các kênh này trong khi vẫn được tối ưu hóa cho từng nền tảng cụ thể. Việc marketing rời rạc hoặc tập trung nhiều vào một kênh trong khi bỏ quên những kênh khác, sẽ thất bại trong một thế giới mới siêu kết nối.

Hình ảnh minh họa

Sắp xếp hồ sơ một cách có hệ thống

Một doanh nghiệp hoạt động tốt phải duy trì rất nhiều tài liệu, nhưng thông tin đó không mang lại lợi ích gì cho bạn nếu nó được tổ chức thiếu hệ thống và khó truy cập. Bạn thậm chí có thể cân nhắc áp dụng công nghệ để quản lý kho lưu trữ của mình dễ dàng hơn. Có rất nhiều giải pháp phần mềm giúp số hóa hồ sơ giấy và tự động hóa quy trình lưu trữ hồ sơ, giúp bạn luôn cập nhật hệ thống lưu trữ hồ sơ của mình dễ dàng hơn bao giờ hết. Những hồ sơ này đặc biệt quan trọng trong mùa thuế và trong giao dịch với chính phủ, đồng thời chúng cũng giúp các doanh nghiệp dễ dàng đánh giá lại hoạt động của mình.

Hình ảnh minh họa

Xác định tuyên bố sứ mệnh/ mục tiêu tương lai rõ ràng

Tuyên bố sứ mệnh của doanh nghiệp phải là nền tảng và ánh sáng dẫn đường cho mọi hoạt động. Nó sẽ đi sâu vào trung tâm của các mục tiêu và tham vọng mà doanh nghiệp hướng tới, đóng vai trò là người dẫn đường cho đội ngũ nhân viên. Tuy nhiên, thông thường, các doanh nghiệp thường giữ nguyên tuyên bố sứ mệnh của họ không thay đổi, ngay cả khi công ty đang chuyển đổi và phát triển từng ngày.

Hình ảnh minh họa

Mỗi dịp kết thúc năm cũ và đầu năm mới là khoảng thời gian tốt để khẳng định lại/ thay đổi sứ mệnh bao trùm của công ty bạn và xem xét mục tiêu của doanh nghiệp để có thể phục vụ khách hàng một cách tốt nhất. Đảm bảo rằng bạn và nhân viên của bạn đều biết lý do tại sao công ty này tồn tại ngay từ đầu; điều này sẽ cung cấp cho nhóm của bạn một mục tiêu rõ ràng và phần còn lại chỉ là lập kế hoạch và thực hiện.

Đưa ra nhận xét/ đánh giá thường xuyên

Giao tiếp là chìa khóa cho bất kỳ mối quan hệ nào, bao gồm cả mối quan hệ của chủ doanh nghiệp với nhân viên. Phản hồi cởi mở và liên tục là cách giúp nhóm của bạn có thể xác định mức độ và hiệu quả hoạt động của họ. Sự rõ ràng đó giúp nhân viên có thể sắp xếp và cải thiện công việc theo đúng hướng. Khi nhân viên của bạn nhận thức được những kỳ vọng của bạn, bạn có thể tạo ra một môi trường làm việc thành công. Thương xuyên đánh giá cá nhân/ tập thể là một trong những bánh xe giúp doanh nghiệp của bạn tiến lên; giữ một đường dây liên lạc giúp một tập thể luôn gắn kết.

Hình ảnh minh họa

Tổ chức các cuộc họp nhóm thường xuyên

Khi công việc kinh doanh của bạn đang phát triển, nhân viên rất dễ bị cuốn vào công việc cá nhân và phòng ban riêng lẻ. Dành thời gian dành cho các đội nhóm nhân viên và chủ doanh nghiệp gặp nhau trong tuần sẽ thúc đẩy xây dựng nhóm và tình đồng nghiệp thân thiết. Đây cũng có thể là thời điểm tuyệt vời để có ý tưởng về vị trí của mọi người với công việc của họ và trao đổi ý tưởng với nhau. Khi nhân viên của bạn hiểu được mọi người đang làm gì, đó là cơ hội để thu thập thêm thông tin chi tiết và giúp đỡ nhau đạt được mục tiêu của mình.

Hình ảnh minh họa

Thanh Thùy

Nguồn Doanh Nhân VN: https://doanhnhanvn.vn/6-bi-kip-thanh-cong-cho-moi-doanh-nghiep-nho-23192.html