50 tuổi, tàu đổ bộ 'há mồm' của Hải quân Việt Nam vẫn mới tinh

Quả thật, khả năng 'giữ tốt, dùng bền' của Hải quân Việt Nam nói riêng và Quân đội Nhân dân Việt rất tuyệt vời, một chiếc tàu được đóng cách đây nửa thế kỷ nay vẫn mới như vừa xuất xưởng.

Theo báo Hải quân, sáng 26/8, Phó Đô đốc Phạm Hoài Nam - Ủy viên TW Đảng, Tư lệnh Hải quân cùng đoàn công tác Quân chủng Hải quân đến kiểm tra Hội thi tàu tốt, hội thao huấn luyện tàu mặt nước năm 2019 tại điểm thi TP. Vũng Tàu. Tại đây, đồng chí đã lên thăm và kiểm tra trực tiếp một số tàu hải quân, trong đó có tàu 511. Ảnh: Báo Hải quân

Theo báo Hải quân, sáng 26/8, Phó Đô đốc Phạm Hoài Nam - Ủy viên TW Đảng, Tư lệnh Hải quân cùng đoàn công tác Quân chủng Hải quân đến kiểm tra Hội thi tàu tốt, hội thao huấn luyện tàu mặt nước năm 2019 tại điểm thi TP. Vũng Tàu. Tại đây, đồng chí đã lên thăm và kiểm tra trực tiếp một số tàu hải quân, trong đó có tàu 511. Ảnh: Báo Hải quân

Tàu 511 nguyên là tàu đổ bộ nhỏ do Liên Xô cung cấp cho Việt Nam từ năm 1979. Trước đó con tàu đã trải qua khoảng 10 năm hoạt động trong Hải quân Liên Xô. Năm 1979, con tàu vượt gần 5.000 hải lý từ Liên Xô về Việt Nam, vào biên chế lữ đoàn vận tải 125 với số hiệu “511”. Như vậy, tới hôm nay, tàu đổ bộ 511 đã 50 năm tuổi. Ảnh: QĐND

Nhưng điều đáng ngạc nhiên là việc tàu đổ bộ 511 vẫn mới tinh như vừa xuất xưởng. Trong ảnh, Phó Đô đố Phạm Hoài Nam xem xét hệ thống kính ngắm pháo AK-230 trên tàu đổ bộ 511. Nhìn các góc cạnh tàu không một vết rỉ sét dù luôn phải hoạt động trên môi trường biển khắc nghiệt. Ảnh: Báo Hải quân

Còn đây là buồng máy tàu đổ bộ 511, rất khó tìm một “dấu ấn thời gian” trên con tàu. Quả thật, phải nói rằng thật đáng khâm phục khả năng “giữ tốt dùng bền” của Hải quân Nhân dân Việt Nam. Ảnh: Báo Hải quân

Nhìn những hình ảnh này, chắc không ai có tưởng tượng đây là bên trong con tàu đã 50 năm tuổi phục vụ không ngừng nghỉ. Ảnh: Báo Hải quân

Ngoài 511, Lữ đoàn vận tải biển 125 hiện còn biên chế 2 tàu cùng loại mang số hiệu 512 và 513 được chuyển giao cùng vào năm 1980. Theo Russianship, cả 3 tàu đều do nhà máy Stocznia Polnocna (Ba Lan) chế tạo theo thiết kế lớp tàu đổ bộ hạng trung Đề án 771A của Liên Xô. Ảnh: Báo Hải quân

Lớp tàu có lượng giãn nước tiêu chuẩn 795 tấn, toàn tải 847 tấn, dài 75,15m, rộng 9,02m, mớn nước 2,07m, tốc độ hành trình 18 hải lý/h, tầm hoạt động khoảng 3.200km, dự trữ hành trình 5 ngày với thủy thủ đoàn 34 người. Ảnh: QPVN

Theo nhà thiết kế, sức chở của tàu đổ bộ lên tới 6 xe tăng T-54 hoặc PT-76 hoặc thiết giáp BTR-60 và 204 bộ đội hải quân đánh bộ. Hoặc có thể tùy chọn chở 3 xe lội nước ATS-1 và 204 lính hoặc 10 xe vận tải Zis-151 và cũng bằng ấy lính. Trong ảnh, Phó Đô đốc Phạm Hoài Nam thăm khoang hầm chiến xa - là nơi chứa xe tăng, xe thiết giáp. Ảnh: Báo Hải quân

Xe tăng, lính hải quân đánh bộ và xuồng đổ bộ dành cho hải quân đánh bộ sẽ di chuyển ra khỏi tàu bằng hai cánh cửa lớn ở đầu mũi. Bộ đội thường gọi vui là “tàu há mồm” bởi thiết kế đặc biệt: cửa đổ bộ ở phần đầu mũi tàu có thể mở tách ra, hạ “lưỡi” xuống mặt nước để xe tăng bơi vào đảo và lính hải quân đánh bộ cơ động vào đánh chiếm mục tiêu. Ảnh: Báo Hải quân

Ngoài ra, tàu đổ bộ há mồm của Hải quân Việt Nam còn được trang bị mốt số loại vũ khí tự về và chi viện cho hải quân đánh bộ trong các chiến dịch đổ bộ đánh chiếm bờ biển, đảo. Cụ thể gồm 2 bệ pháo phòng không (CIWS) AK-230 và 2 bệ pháo phản lực phóng loạt WM-18A với 180 viên đạn. Ảnh: Báo Hải quân

Cận cảnh một trong hai bệ pháo phản lực phóng loạt WM-18A 18 nòng cỡ 140mm. Nó như là pháo “Grad” nổi tiếng của lục quân trên biển, có nhiệm vụ là dọn bãi đổ bộ trước khi các lực lượng bộ binh - xe tăng rời tàu lên bờ... Ảnh: Báo Hải quân

Pháo phản lực trang bị các viên đạn nổ phá mảnh M-14OF cỡ 140mm, dài 1,1m, mang lượng thuốc nổ nặng 4kg với tầm bắn từ 600 tới 9.810m. Ảnh: Báo Hải quân

Video đội tàu đổ bộ của Lữ đoàn 125 Hải quân. Nguồn: QPVN

Hoàng Lê

Nguồn Tri Thức & Cuộc Sống: http://kienthuc.net.vn/quan-su/50-tuoi-tau-do-bo-ha-mom-cua-hai-quan-viet-nam-van-moi-tinh-1268772.html