5 yếu tố ảnh hưởng kinh tế tuần tới

ECB chấm dứt chính sách nới lỏng định lượng, bầu cử ở Thổ Nhĩ Kỳ hay sản lượng khai thác dầu... là những nhân tố có thể tác động đến việc ra quyết định của nhà đầu tư trong tuần 18-22/6.

ECB khai tử QE

Ngày 11/6, Diễn đàn Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB) đã diễn ra tại Sintra, Bồ Đào Nha. ECB đã cảnh báo về việc ngừng chương trình mua trái phiếu vào cuối năm nay và không tăng lãi suất cho đến giữa năm 2019. Đây là tin mừng với thị trường chứng khoán và trái phiếu, nhưng lại khiến đồng euro trượt giá.

Một năm trước, khi chủ tịch ECB Mario Draghi nhắc đến việc lên ngôi của các yếu tố lạm phát, thị trường đã cảnh giác về khả năng chính sách nới lỏng định lượng (QE) sẽ bị điều chỉnh.

Dù QE sắp kết thúc, nhưng khả năng cao thị trường năm nay không bị xáo trộn mạnh như năm ngoái. Trái phiếu Italy vừa chứng kiến một tuần khởi sắc nhất kể từ tháng 9/2012. Các nhà đầu tư vẫn nghe ngóng động thái từ ECB, vì sự suy thoái của kinh tế châu Âu có thể khiến lộ trình kết thúc QE phức tạp hơn. Ngày 22/6, Chỉ số Sản xuất (PMI) tháng 6 của khu vực đồng tiền chung châu Âu sẽ được công bố. Dữ liệu này có thể cung cấp cái nhìn rõ hơn về tình hình kinh tế châu Âu.

Ngày 21/6 tới, Ngân hàng Anh sẽ tổ chức cuộc họp bàn chính sách, nhưng không có dấu hiệu về việc thay đổi lãi suất.

Bầu cử Thổ Nhĩ Kỳ

Bầu cử Thổ Nhĩ Kỳ dự kiến diễn ra vào ngày 24/6 tới. Tổng thống Tayyip Erdogan khó có khả năng thắng cử vòng đầu, dù ông đang hy vọng có thêm một nhiệm kỳ để thắt chặt gọng kìm lên nền kinh tế và chính sách tiền tệ. Khả năng cao Đảng AK của ông cũng sẽ mất đa số ghế ở Quốc hội.

Đồng lira lại lao dốc về mức thấp kỷ lục dù lãi suất đã tăng 425 điểm cơ bản. Việc Fed đẩy tỷ giá USD cao hơn có thể khuếch đại đà giảm của đồng tiền này. Tỷ giá thấp sẽ đẩy lạm phát lên mức 2 con số. Thế mạnh tăng trưởng kinh tế trong nhiệm kỳ 15 năm của Tổng thống Erdogan đang bị đe dọa.

Với mức tăng trưởng 7,4%, Thổ Nhĩ Kỳ là một trong những nền kinh tế tăng trưởng nhanh nhất thế giới. Nhưng chi phí vay tăng vọt, lãi suất trái phiếu Chính phủ 10 năm ở mức 16%, tăng 500 điểm cơ bản kể từ cuối năm 2017.

Lãi suất đã tăng 20% so với cùng kỳ năm ngoái nên tăng trưởng kinh tế có thể bị suy giảm và dẫn đến suy thoái. Trên thực tế, các công ty và ngân hàng có mức vay nợ cao ở Thổ Nhĩ Kỳ đều đang trong tình trạng khó khăn. Dù trước hết vẫn cần thắng cử, Erdogan có lẽ đành chấp nhận tăng lãi suất và giảm tăng trưởng.

Tăng sản lượng dầu

Ngày 23 – 24/6, cuộc họp của OPEC và các nước đồng minh sản xuất dầu sẽ diễn ra tại Vienna để xem xét thỏa thuận về sản lượng. Tổng thống Mỹ Donald Trump lại đổ lỗi cho khối này về việc giá dầu tăng cao. Giá đã tăng gần 60% trong năm ngoái, dẫn đến những áp lực chính trị về việc tăng sản lượng dầu.

Nhưng chính các nhà sản nhất dầu lớn nhất thế giới này cũng đang bị chia rẽ. Trong khi Nga đề xuất đẩy mạnh sản lượng, Saudi Arabia chỉ muốn tăng ở mức vừa phải. Những nước khác như Iran, Iraq và Venezuela không muốn thay đổi sản lượng.

Giới quan sát tin rằng sản lượng sẽ tăng trước cuối năm. Những nhà đàm phán nên bàn về quy mô, thời gian và giai đoạn của những đợt tăng. Một yếu tố quan trọng nữa là liệu tất cả các nước trong khối sẽ tăng sản lượng, hay chỉ có Nga và Saudi Arabia.

Thị trường mới nổi

Ngân hàng Trung ương của Brazil, Mexico, Đài Loan, Philippines, Thái Lan và Hungary sẽ họp mặt vào tuần sau. Do đồng USD tăng giá khiến thị trường mới nổi lao đao, nên các nhà đầu tư đang chờ đợi động thái và các tuyên bố từ các ngân hàng này.

Các ngân hàng có vẻ chưa ra quyết định, nhưng có khả năng Mexico và Philippines sẽ tăng tỷ giá lên mức cao bất ngờ

Đồng tiền Brazil sẽ tăng 2,5 điểm phần trăm so với năm ngoái, Mexico tăng khoảng 75 điểm cơ bản. Thái Lan và Đài Loan có thể tăng 1-2 điểm cuối năm nay, và ngay cả Ngân hàng Trung ương Hungary cũng muốn nới lỏng tiền tệ do khả năng đồng forint bị giảm giá mạnh.

Ông lớn ngân hàng thất thế trước các đối thủ nhỏ

Tháng 6/2017, khi các ngân hàng Mỹ được phê chuẩn kế hoạch vốn trong đợt thanh tra định kỳ hàng năm (stress test) của Fed, cổ phiếu của họ tăng mạnh do việc mua lại cổ phiếu và tăng cổ tức. Nhưng kết quả thanh tra năm 2018 sẽ không chứng kiến kết quả tương tự.

Năm 2018, các ngân hàng lớn nhất nước Mỹ hoạt động kém hiệu quả hơn hẳn so với những đối thủ nhỏ hơn. Dù một vài ngân hàng có thêm vốn đệm để tăng hệ số thu nhập trên vốn, nhưng rất khó để họ trở lại vị trí dẫn đầu.

Đường cong lợi suất phẳng và tăng trưởng vay quá thấp là những nguyên nhân khiến các ngân hàng hoạt động kém hiệu quả. Và điều này sẽ không thay đổi trong tương lai gần.

Dữ liệu mới nhất của Fed về tăng trưởng vay thương mại và công nghiệp cho thấy các ngân hàng quy mô nhỏ có các chỉ số ở hạng mục vay chính lớn hơn khoảng 4% điểm so với các ngân hàng lớn. Ngân hàng nhỏ C&I có mức tăng trưởng vay tăng 6,7% so với cùng kỳ năm ngoái, trong khi ở những ngân hàng lớn hơn, con số này chỉ đạt 2,4%.

Đường cong lợi suất trái phiếu Chính phủ - một chỉ số quan trọng về tỷ lệ thu nhập lãi thuần của ngân hàng – vẫn đi ngang kể từ lần tăng lãi suất cuối cùng của Fed. Chênh lệch lợi tức trái phiếu Chính phủ 2 năm và 10 năm dưới 40 điểm cơ bản, mức thấp nhất trong gần 11 năm qua.

Tuyết Chu/ Reuters

Nguồn NDH: http://ndh.vn/5-yeu-to-anh-huong-kinh-te-tuan-toi-2018061603571222p145c151.news