5 vũ khí không quân Israel thống trị Trung Đông

Chiến đấu cơ F-15A/C Baz, F-15I Raam, F-16I Sufa Storm... những vũ khí thống trị vùng trời Trung Đông mà Israel sử dụng.

Không quân Israel (IAF) không ngừng lớn mạnh, hiện đang sở hữu 5 vũ khí thống trị vùng trời Trung Đông, trang tin Nationalinterest.org (NIO) của Mỹ ngày 27/8 cập nhật.

1. Chiến đấu cơ F-15A/C Baz

Israel đã nhận được lô hàng tiêm kích F-15 Eagle đầu tiên trong chương trình mang tên "Peace Fox".

Bốn chiếc F-15A, tiền thân của chiếc F-15C được giao cho IAF đầu tháng 12 năm 1976 trong kế hoạch tổng thể mua tới 58 chiến đấu cơ F-15.

Nhờ F-15, khiến cho IAF trở thành đội quân thống trị trên vùng trời Trung Đông. Bằng chứng, đầu tháng 6 năm 1979, sáu chiếc F-15 đã hộ tống các cuộc không kích chống lại PLO ở Libăng, bắn rơi 5 chiếc MiG-21 trong một trận chiến trên không, và thêm 4 chiếc MiG-21 nữa bị bắn roi vào tháng 9 cùng năm.

Từ năm 1976 đến cuối cuộc chiến tranh Lebanon năm 1982, F-15 của Israel đã bắn hạ tới 58 máy bay đối phương mà không hề bị sứt mẻ gì.

Chiến đấu cơ F-15A của Israel đã được nâng cấp liên tục thành tiêu chuẩn F-15C, mang tên thế hệ máy bay tiêm kích F-15 Baz của Israel và là khắc tinh trong cuộc chiến chống lại Iran.

Chiến đấu cơ F-15A/C Baz.

2. Chiến đấu cơ F-15I Raam

Phiên bản F-15E Strike Eagle của Israel có F-15I Raam là dòng chiến đấu cơ đa năng trên không vượt trội.

Năm 1994, Israel tuyên bố ý định mua Raam do thiếu máy bay tấn công tầm xa săn lùng tên lửa Scud của Iraq trong Chiến tranh vùng Vịnh 1991.

Hai mươi lăm chiến đấu cơ Raam sau đó đã được giao hàng cho IAF vào năm 1998. Máy bay được trang bị tên lửa tầm ngắn và tên lửa AMRAAM tầm trung, vũ khí không đối đất có bom dẫn đường bằng laser, bom tấn công hướng đạo, và tên lửa Popeye.

Đặc biệt, sau khi Israel đưa vào áp dụng chiến tranh điện tử, các hệ thống mới như GPS, thông tin liên lạc, hệ thống hiển thị trên mũ bảo hiểm và hệ thống thu thập dữ liệu đã được khai thác tối đa.

Trong trường hợp Israel tiến hành không kích vào các cơ sở hạt nhân của Iran, 25 máy bay chiến đấu Raam sẽ đảm nhận nhiệm vụ tấn công từ xa, đặc biệt là các mục tiêu được bảo vệ kỹ lưỡng của Iran.

Chiến đấu cơ F-15I Raam.

3. F-16I Sufa “Storm”

Chiến đấu cơ Sufa F-16I có “tổ tiên” từ loại tiêm kích đa năng F-16 Block 52. Máy bay có hai chỗ, được mô tả là chiến đấu cơ tốt nhất (Raam Lite). Giống như những chiếc F-16 Block 52 khác, F-16I được cải tiến thùng nhiên liệu phù hợp bổ được vào thân máy bay để tăng tầm hoạt động.

Công nghệ của Israel trên Sufa bao gồm màn hình HUD (màn hình trong suốt hiển thị dữ liệu mà không đòi hỏi người sử phải nhìn như thông thường. Phi công có thể xem những thông tin trên màn hình hiển thị chủ đạo của máy bay ở ngay phía trước mặt, thay vì phải cúi xuống), truyền thông vệ tinh và cụm hoa tiêu và nhắm mục tiêu Litening II.

Vũ khí bao gồm tên lửa tầm ngắn Python 5, tên lửa đối không, bom dẫn đường bằng laser và bom dẫn đường vệ tinh JDAM.

Israel được cho là có tới 99-100 máy chiến đấu cơ Sufa. Ngoài ra Israel còn có 243 máy bay tiêm kích F-16 A/B/C thế hệ cũ, khiến cho phi đội F-16 của Israel trở thành lực lượng không quân đáng gờm nhất thế giới ngoài không quân Mỹ.

Trong bất kỳ cuộc tấn công nào của Israel vào Iran, chiến đấu F-16I có thể sẽ thực hiện hai vai trò chính là loại bỏ hàng phòng thủ của Iran ngay từ đầu và sau đó mở đường để F-15I tấn công các mục tiêu quan trọng trên mặt đất.

F-16I Sufa “Storm”.

4. AH-64 Seraph “Winged Serpent”

Quân đội Israel được trang bị 42 máy bay trực thăng tấn công Apache AH-64A. Mô hình “A” là máy bay trực thăng Apache thế hệ đầu, lớn hơn một chút so với trực thăng AH-64E Guardian của Mỹ. AH-64A chính thức được mua vào cuối những năm 80 ở thế kỷ trước khiến nó có tuổi thọ cao nhất hiện nay.

Seraph đã được sử dụng trong các chiến dịch chống khủng bố và xung đột trong thời gian gần đây, thậm chí còn được Israel đã sử dụng để dẹp các cuộc đình công đô thị, chống lại các mục tiêu khủng bố ẩn nấp trong các khu dân cư đông đúc.

Seraph từng là khắc tinh đối với Hamas và Hezbollah, và hỗ trợ hỏa lực cho các lực lượng mặt đất trong các cuộc chiến chống lại Hezbollah năm 2006 và Hamas trong năm 2008 và 2014.

Israel đã bắt tay thực hiện chương trình hiện đại hóa các thiết bị điện tử các mẫu A, đưa chúng trở thành máy bay trực thăng tiêu chuẩn “AH-61Ai”, tương đương với AH-64D thế hệ mới.

Công việc nâng cấp bao gồm, trang bị hệ thống tác chiến điện tử mới, hệ thống bảo vệ chống tên lửa, quản lý chiến đấu và hệ thống thông tin liên lạc. AH-64i được trang bị hệ thống tên lửa không đối không tầm xa Spike.

Máy bay trực thăng tấn công Apache AH-64A.

5. Tên lửa đạn đạo liên lục địa Jericho III

Jericho III là tên lửa thứ ba đóng vai trò như là lá chắn hạt nhân đất liền của Israel. Tên lửa Jericho III có tầm bắn từ 4.800 đến 6.000 km, và có khả năng mang đầu đạn nặng 1.000 kg.

Tầm hoạt động xa tới 4.800 km, cho phép tấn công tới tận Morocco hay miền đông Ấn Độ hay miền tây xa xôi của Trung Quốc.

Tên lửa đạn đạo liên lục địa kết cấu 3 tầng Jericho III dùng nhiên liệu rắn, có nghĩa, có thể phóng đi với sự chuẩn bị tối thiểu, đặt trên các silo nên dễ vận chuyển và hạn chế bị tấn công. Jericho III cũng như tên lửa Jericho II thế hệ cũ, có thể đặt tại căn cứ không quân Palmachim.

Jericho III mang theo một đầu đạn hạt nhân đơn có sức công phá 20 kilotons hoặc 2-3 đầu đạn có khả năng tự phân tách MIRV. Tuy nhiên, không rõ Israel đã làm chủ được công nghệ MIRV hay chỉ là các đầu đạn cỡ nhỏ lắp ghép.

Để so sánh, quả bom nguyên tử của Mỹ ném xuống Hiroshima năm 1945 là 16 kilotons cho thấy sức công phá của tên lwuar Jericho III không hề nhỏ chút nào.

Kim Hùng

Nguồn Đất Việt: http://baodatviet.vn/quoc-phong/luc-luong-vu-trang/5-vu-khi-khong-quan-israel-thong-tri-trung-dong-3364587/