5 thảm họa hàng không thảm khốc nhất lịch sử

5. Air India, chuyến bay 182

Ngày tai nạn: 23/6/1985

Số người thiệt mạng: 329

Ngày 23/6/1985, chuyến bay số 182 của hãng Air India (Ấn Độ) cất cánh từ Toronto (Canada) để đến Mumbai (Ấn Độ). Tuy nhiên, khi máy bay đạt độ cao 9.400 m, ngoài khơi Ireland thì một quả bom trên máy bay phát nổ khiến toàn bộ 329 người trên máy bay thiệt mạng, phần lớn nạn nhân là người Canada gốc Ấn. Điều tra sau đó cho thấy thủ phạm có thể là một phần tử cực đoan theo đạo Sikh, nằm trong danh sách hành khách với tên “M Signh”. Kẻ khủng bố đã làm thủ tục lên máy bay nhưng không lên chuyến bay. Các điều tra cho thấy một loạt lỗi an ninh tại sân bay Canada đã cho phép kẻ khủng bố đưa vali bom thành công lên máy bay.

Các mảnh vỡ của chuyến bay 182 Air India được tìm thấy ngoài khơi Ireland

4. Turkish Airlines, chuyến bay 981

Ngày tai nạn: 3/3/1974

Số người thiệt mạng: 346

Chuyến bay 981 của Turkish Airlines xuất phát từ Istanbul (Thổ Nhĩ Kỳ) đến London (Anh) và sử dụng máy bay McDonnell Douglas DC-10. Khi bay qua không phận vùng Oise (Pháp), lỗi thiết kế đã khiến cánh cửa chất hàng bị thổi bay, gây ra vụ nổ giảm áp, khiến cánh cửa cabin phía sau hư hỏng kéo theo đó là các bộ phận điều khiển máy bay. Động cơ số hai của máy bay cũng bốc cháy vào thời điểm đó. Máy bay đã đâm xuống rừng cây bên dưới với vận tốc 490 dặm/h. Tính đến thời điểm hiện tại, đây là thảm họa hàng không tồi tệ nhất trên lãnh thổ Pháp và sự cố hàng không tồi tệ thứ hai của Châu Âu.

Hiện trường vụ rơi chuyến bay 981 của Hãng hàng không Thổ Nhĩ Kỳ

3. Va chạm Charkhi Dadri

Ngày tai nạn: 12/11/1996

Số người thiệt mạng: 349

Đây là vụ tai nạn trên không thảm khốc nhất lịch sử, xảy ra trên bầu trời ngôi làng Charkhi Dadri (Ấn Độ) giữa chuyến bay số 763 của Ả-rập Xê-út và chuyến bay số 1907 của Kazakhstan Airlines. Vụ tai nạn xảy ra khi chuyến bay của Kazakhstan Airlines giảm độ cao xuống mức 15.000 feet nhưng giảm quá xuống mức 14.500 feet, trong khi đó, chuyến bay của Ả-rập Xê-út lại đăng tăng độ cao theo hướng ngược lại. Đuôi máy bay Kazakhstan Airlines đã xé toạc cánh máy bay của Ả-rập Xê-út khiến hai máy bay phát nổ giữa không trung. Điều tra sau đó chỉ ra rằng phi công của hãng Kazakhstan Airlines đã vi phạm các hướng dẫn bay dẫn đến tai nạn.

Thi thể một nạn nhân trong vụ tai nạn được tìm thấy

2. Japan Airlines, chuyến bay 123

Ngày tai nạn: 12/11/1996

Số người thiệt mạng: 520

Đây là vụ tai nạn máy bay đơn lẻ lớn nhất trong lịch sử hàng không, chiếc máy bay Bieng 747 đã đâm vào núi Takamagahara tại miền Trung Nhật Bản do mất điều khiển. Vào thời điểm vụ tai nạn xảy ra, trên máy bay có 509 hành khách và 15 thành viên phi hành đoàn, chỉ có duy nhất 4 nam hành khách sống sót sau tai nạn. Báo cáo điều tra cho thấy 7 năm trước đó, chiếc máy bay này đã gặp hư hại nhẹ khi hạ cánh và được sửa chữa nhưng các kỹ thuật viên sửa chữa đã không làm đúng theo quy trình. Kể từ khi sửa chữa, chiếc máy bay đã cất cánh tổng cộng 20.319 lần. Khi máy bay đạt được độ cao 7.300m vào ngày 12/11/196, chỗ hư hỏng lúc trước đã bị xé toạc tạo ra vụ nổ giảm áp và khiến phi công mất kiểm soát máy bay.

Hiện trường vụ tai nạn chuyến bay 123 của Hãng hàng không Nhật Bản

Công tác cứu hộ tại hiện trường vụ tai nạn máy bay

1. Thảm họa sân bay Tenerife (Tây Ban Nha)

Ngày tai nạn: 27/3/1977

Số người thiệt mạng: 583

Với tổng số 583 ca tử vong, đây là vụ tai nạn thảm khốc nhất trong lịch sử ngành hàng không. Thảm họa xảy ra khi hai chiếc Boeing 747, một của hãng hàng không KLM (Hà Lan) và chiếc còn lại thuộc hãng Pan Am (Hoa Kỳ), va chạm khi cùng phải chạy lăn trên một đường băng để vào vị trí cất cánh. Màn sương mù quá dày đặc khiến cả hai chiếc máy bay đều không thể nhìn thấy nhau, và cả kiểm soát viên không lưu cũng không thể nhìn thấy đường băng lẫn hai chiếc 747. Bên cạnh đó, sân bay không có hệ thống ra đa mặt đất, cách duy nhất để kiểm soát viên xác định vị trí của mỗi chiếc máy bay là thông qua báo cáo qua sóng radio từ buồng lái của hai chiếc máy bay.

Một vài hiểu lầm trong giao tiếp sau đó đã xảy ra, chuyến bay KLM chạy đà để cất cánh trong khi chuyến bay Pan Am vẫn còn trên đường băng. Vụ va chạm sau đó đã phá hủy hoàn toàn hai chiếc máy bay và chỉ có 61 người sống sót sau thảm họa. Vụ tai nạn gây ảnh hưởng lâu dài đối với ngành hàng không, đặc biệt là trong lĩnh vực truyền thông. Các cơ quan hàng không trên thế giới đã yêu cầu bắt buộc sử dụng từ ngữ tiêu chuẩn trong giao tiếp giữa đài kiểm soát không lưu và các phi công, giảm thiểu khả năng hiểu lầm.

Vụ va chạm đã khiến hai máy bay bị vỡ vụn thành nhiều mảnh, không một máy bay nào còn nguyên vẹn hình dạng

Nguồn ảnh: Internet

Nguồn Tạp chí Công thương: http://tapchicongthuong.vn/5-tham-hoa-hang-khong-tham-khoc-nhat-lich-su-20181029123625518p0c466.htm