5 tác hại của thói quen bỏ bữa sáng, số 1 có thể gây bệnh nguy hiểm

Thường xuyên bỏ bữa sáng rất nguy hiểm, nó có thể làm ảnh hưởng đến hoạt động của các cơ quan nội tạng. Dưới đây là những tác hại khó lường từ thói quen xấu này.

Ảnh hưởng đến tim mạch

Theo các nhà khoa học, bữa sáng là bữa ăn quan trọng nhất của một ngày, nó giúp bổ sung các chất dinh dưỡng cần thiết cho một ngày làm việc mới. Thường xuyên bỏ bữa sáng không chỉ khiến con người trở nên mệt mỏi, nó còn gây ra những tác hại khôn lường đến cơ thể của bạn.

Ảnh minh họa.

Ảnh minh họa.

Đứng trên góc độ nghiên cứu của y học hiện đại, cơ thể con người sau một giấc ngủ đêm đã tiêu hóa hết toàn bộ số năng lượng ngày hôm trước nạp vào. Buổi sáng là lúc chỉ số đường huyết của cơ thể tương đối thấp, lúc này nếu không bổ sung dưỡng chất làm tăng lượng đường trong máu, cơ thể sẽ lấy glycosen của cơ bắp và gan để sử dụng. Điều này làm ảnh hưởng đến sự hoạt động của gan và các cơ bắp mà biểu hiện thường thấy là tứ chi tê bì, mệt mỏi.

Ngoài ra, ở một số người, khi không được cung cấp đủ lượng đường cần thiết, cơ thể sẽ sử dụng glucose dự trữ, khiến cho tim và các tế bào não hoạt động không hiệu quả, xuất hiện các triệu chứng như rã rời chân tay, hoa mắt, chóng mặt, tim đập nhanh, nếu không xử lí kịp thời có thể gây nguy hiểm cho tim và não bộ.

Trên phương diện y học cổ truyền, thông thường bữa tối ngày hôm trước của một người cách bữa sáng ngày hôm sau khoảng 12 tiếng (tức thời gian nạp thức ăn bị gián đoạn 12 tiếng), nếu bỏ bữa sáng rồi đợi đến bữa trưa ngày hôm sau mới ăn, thì thời gian gián đoạn tăng lên khoảng 16 tiếng, dễ dẫn tới hạ đường huyết và tụt huyết áp. Glucose không cung cấp đủ cho tim và não bộ sẽ gây ra các triệu chứng như hụt hơi, thiếu máu, nghiêm trọng hơn có thể dẫn đến các thương tổn cơ quan nội tạng.

Ngoài ra, sau một đêm, cơ thể bạn thức dậy với trạng thái “trống rỗng”, lúc này độ nhầy của tiểu cầu trong máu tăng lên, độ nhầy của máu cũng tăng, máu lưu thông chậm, dễ hình thành các cục máu tụ trong thành mạch, một khi gây tắc ở động mạch sẽ dẫn đến các biến chứng nguy hiểm như đau thắt ngực, nhồi máu cơ tim,…

Làm mất tác dụng của insulin, nguy cơ mắc bệnh tiểu đường

Theo y học hiện đại, cơ thể con người có một số hormone khống chế hoạt động bình thường của cơ thể, hơn nữa những hormone này thay đổi theo sự biến động của môi trường bên ngoài, nhưng thông thường sự bài tiết của chúng bài tiết phụ thuộc vào những thay đổi hóa học hàng ngày (nhịp độ hàng ngày). Ở trạng thái nhịp độ hàng ngày ổn định, hormone sinh trưởng, hormone tuyến thượng thận thường bắt đầu tiết ra vào lúc nửa đêm, đạt tối đa vào lúc sáng sớm, sau đó giảm dần và tiếp tục đạt tối đa vào buổi chiều.

Nếu hormone tiết ra càng lớn thì insulin cũng theo đó mà tiết ra càng nhiều. Sáng sớm và buổi chiều là lúc insulin bài tiết ra nhiều nhất. Insulin có tác dụng điều hòa lượng đường trong máu, nếu không ăn bữa sáng, cung cấp cho cơ thể lượng đường máu đang thiếu hụt, thì số insulin tiết ra sẽ bị dư thừa, từ đó gây ra hạ đường huyết, nghiêm trọng hơn nếu để lâu ngày sẽ làm cho cơ thể kháng insulin, dẫn đến bệnh tiểu đường.

Đối với trái tim

Theo kết quả nghiên cứu đăng tải trên Tạp chí Hiệp hội Nội khoa Hoa Kỳ, những người bỏ ăn bữa sáng có 27% khả năng chống đỡ được các cơn đau tim so với những người ăn bữa sáng.

Theo Tiến sỹ Leah Cahill, người hướng dẫn nghiên cứu, nhận xét rằng tỷ lệ nguy cơ là đáng kể. Tiến sỹ ủng hộ thực tế ăn bữa sáng lành mạnh có thể chắc chắn hạn chế nguy cơ các cơn đau tim.

Những người từ bỏ bữa sáng thường mẫn cảm hơn với chứng huyết áp cao, theo đó sẽ bị tắc nghẽn động mạch. Vì vậy, họ sẽ đối mặt với nguy cơ cao với các bệnh tim mạch kinh niên, kế cả đột quỵ.

Nguy cơ cao với đái đườngtuýp2

Trường Đại học Y tế Công cộng Harvard đã triển khai một nghiên cứu với mục đích xác định mối tương quan giữa thói quen ăn uống với sức khỏe. Đối tượng nghiên cứu là 46.289 phụ nữ và thời gian nghiên cứu là 6 năm.

Kết quả nghiên cứu thật đáng ngạc nhiên. Những phụ nữ có thói quen bỏ ăn bữa sáng có tỷ lệ tiến triển bệnh đái tháo đường tip 2 cao hơn so với những phụ nữ có thói quan ăn sáng.

Với những phụ nữ lao động bỏ ăn bữa sáng, kết quả còn xấu hơn với hơn 54% khả năng tiến triển bệnh tháo đường típ 2.

Bỏ ăn bữa sáng có thể gây ra tăng cân

Nếu bạn đang trong chế độ giảm cân mà lại có thói quen bỏ ăn bữa sáng thì xin hãy nghĩ lại một chút về điều đó. Theo kết quả nghiên cứu về ảnh hưởng tiêu cực của không ăn bữa sáng, những người bỏ bữa sáng có khả năng tăng cân cao hơn, hoàn toàn ngược với mục tiêu dáng đẹp. Đó là một sự nhầm lẫn.

Bỏ ăn bữa sáng kích thích sự thèm ăn các thực phẩm có đường ngọt và chất béo. Thêm nữa, vì cơn đói của bạn trở nên mãnh liệt hơn, và cuối cùng là bạn sẽ ăn bất kỳ thứ gì mà bạn tình cờ có được trong ngày.

Mức độ đói của bạn càng cao, bạn càng ăn nhiều hơn. Điều này làm bạn đưa vào cơ thể thừa lượng ca-lo theo yêu cầu đề xuất. Cứ tiếp tục bỏ ăn bữa sáng, cuối cùng bạn sẽ tăng cân chứ không phải là giảm cân.

Theo Khỏe & Đẹp

Nguồn Doanh Nghiệp: http://doanhnghiepvn.vn/doi-song/5-tac-hai-cua-thoi-quen-bo-bua-sang-so-1-co-the-gay-benh-nguy-hiem/20200805102401046