5 sự thật chúng ta thường hiểu lầm về đặc nhiệm Nga

Khác xa so với những mô tả thân hình to cao quá khổ trên phim ảnh của Hollywood, thành viên của các đơn vị tác chiến đặc biệt của Quân đội Nga là vóc dáng khá nhỏ con với chiều cao trung bình chỉ khoảng 1 mét 70.

Đầu tiên, một trong những đặc điểm kỳ lạ nhất của các thành viên tham gia vào lực lượng đặc nhiệm Nga đó là những người lính trong các đơn vị này có thể hình khá nhỏ con. Thông thường, chiều cao trung bình của đặc nhiệm Nga chỉ khoảng 1 mét 70 - một chiều cao có thể coi là thấp với nam giới Nga ngày nay. Nguồn ảnh: RBTH.

Đầu tiên, một trong những đặc điểm kỳ lạ nhất của các thành viên tham gia vào lực lượng đặc nhiệm Nga đó là những người lính trong các đơn vị này có thể hình khá nhỏ con. Thông thường, chiều cao trung bình của đặc nhiệm Nga chỉ khoảng 1 mét 70 - một chiều cao có thể coi là thấp với nam giới Nga ngày nay. Nguồn ảnh: RBTH.

Đặc điểm này giúp đặc nhiệm Nga có khả năng luồn cúi và lẩn tránh tốt khi thực hiện các loại nhiệm vụ nguy hiểm. Chiều cao thấp và thể hình nhỏ cũng giúp đặc nhiệm sử dụng các loại phương tiện di chuyển như xe hơi, thiết giáp hoặc thậm chí là xe tăng dễ dàng hơn. Nguồn ảnh: RBTH.

Đặc điểm thứ hai đó là lực lượng đặc nhiệm Nga được huấn luyện rất bài bản về cận chiến nhưng lại được khuyến cáo hạn chế cận chiến nhất có thể. Câu châm ngôn của đặc nhiệm Nga đó là "Chỉ hai kẻ ngu ngốc mới sử dụng tay không khi có súng". Nguồn ảnh: RBTH.

Kể cả khi tác chiến tầm gần, những người lính đặc nhiệm này cũng được khuyến cáo sẽ sử dụng mọi thứ trong tầm tay của mình để chiến đấu với kẻ thù, mọi thứ trong tau đặc nhiệm đều có thể trở thành vũ khí từ dao, kiếm cho tới hòn đá, cục gạch thậm chí là cành cây. Chỉ khi không có những thứ đó, họ mới buộc phải dùng tay không. Nguồn ảnh: RBTH.

Đặc nhiệm Nga được chia làm nhiều kiểu, theo từng chuyên môn. Danh từ "đặc nhiệm" cũng vốn dĩ được dùng để chỉ những người giỏi nhất trong một chuyên môn nào đó. Nguồn ảnh: RBTH.

Những đơn vị lính đặc nhiệm của Nga thường có những chuyên gia về chất nổ, bắn tỉa, ăn trộm hoặc thậm chí có cả các thành viên vốn là kỹ sư tin học được huấn luyện thành đặc nhiệm để tiếp cận và lấy cắp dữ liệu từ cơ sở máy tính của đối phương. Nguồn ảnh: RBTH.

Mặc dù được chia ra nhiều chuyên ngành khác nhau, tuy nhiên khi thành lập một lực lượng đặc nhiệm quy tụ nhiều thành viên với nhiều khả năng chuyên biệt, nhóm đặc nhiệm đó có thể thực hiện gần như mọi nhiệm vụ dù khó khăn nhất. Nguồn ảnh: RBTH.

Không có giới hạn số lượng thành viên trong mỗi nhóm đặc nhiệm Nga. Số lượng thành viên của mỗi toán đặc nhiệm phụ thuộc vào nhiệm vụ mà họ sẽ thực hiện và các kỹ năng của những thành viên trong toán sẽ được lựa chọn một cách cực kỳ cẩn thận để đảm bảo nhiệm vụ diễn ra suôn sẻ. Nguồn ảnh: RBTH.

Điểm đặc biệt cuối cùng đó là đặc nhiệm Nga đều sử dụng vũ khí do Nga thiết kế và sản xuất. Chỉ duy nhất khẩu súng ngắn là được nhập khẩu. Không hiểu vì lý do gì, các tập đoàn vũ khí của Nga lại không mấy khi thiết kế được khẩu súng ngắn tử tế cho đặc nhiệm của mình. Nguồn ảnh: RBTH.

Thông thường, một khẩu súng ngắn cần có tuổi thọ ít nhất 40.000 phát bắn trước khi hỏng hoàn toàn. Tuy nhiên các kiểu súng ngắn do Nga phát triển thường chỉ có tuổi thọ khoảng 10.000 phát là tối đa. Khẩu súng ngắn được ví như Iphone của lính Nga là khẩu PL-15K thực tế cũng chưa rõ tuổi thọ cao đến đâu và cũng ít phổ biến trong lực lượng đặc nhiệm của nước này. Nguồn ảnh: RBTH.

Mời độc giả xem Video: Đặc nhiệm Nga huấn luyện tác chiến trong môi trường chật hẹp.

Tuấn Anh

Nguồn Tri Thức & Cuộc Sống: http://kienthuc.net.vn/quan-su/5-su-that-chung-ta-thuong-hieu-lam-ve-dac-nhiem-nga-1163398.html