5 mẹo chữa mặn mà không cần dùng mì chính

Nếu có lỡ 'quá tay' khi nêm gia vị thì hãy áp dụng các cách hữu hiệu sau để làm giảm vị mặn của món ăn, giúp cả nhà ngon miệng hơn nhé.

Nêm nếm là yếu tố cực kỳ quan trọng trong nấu ăn, song đôi khi một bất cẩn nhỏ trong việc nêm nếm thôi cũng khiến món ăn bị phá hỏng. Tuy nhiên, đừng vội hoảng khi lỡ nêm quá tay, dưới đây là một số mẹo hút bớt vị mặn trong món ăn, theo Wikihow.

1. Thêm nước để trung hòa vị mặn

Thêm nước để trung hòa vị mặn. Ảnh: Internet

Đối với những món canh, món súp, món kho nhiều nước mà chẳng may bị mặn, bạn có thể cứu nguy món ăn bằng cách cho thêm vào món ăn một lượng nước vừa đủ để trung hòa vị mặn rồi nêm nếm gia vị nếu thấy cần thiết.

2. Thêm acid hoặc đường

Thành phần có tính acid như nước cam quýt, giấm, rượu vang, cà chua hoặc thức ăn ngâm. Hãy sử dụng nước cốt chanh tươi cho vào một lượng vừa đủ từ 1/2 đến một thìa nhỏ sẽ phát huy tác dụng rất hiệu quả trong việc giảm bớt vị mặn mà không làm ảnh hưởng đến mùi vị đặc trưng của món ăn, nó đặc biệt thích hợp đối với những món canh, kho nhiều nước. Tuy nhiên, đối với những món ăn mà thành phần chế biến có sữa thì bạn không được dùng chanh để “giải cứu” đâu vì dưới tác dụng của chanh, sữa sẽ bị kết tủa ngay lập tức.

Bên cạnh đó bạn có thể cho đường mật ong hoặc sữa đặc. Điều này hoạt động tốt nhất khi kết hợp với acid. Hãy thử thêm một muỗng cà phê đường và giấm rượu táo, quá trình được lặp đi lặp lại cho tới khi nào vị mặn giảm đi.

Hoặc bạn có thể dùng một ít đường hoặc mật ong để “cứu” món ăn đang bị mặn do có quá nhiều muối. Nếu món ăn bị mặn, bạn có thể nêm thêm vào món ăn một thìa đường hoặc hai thìa mật ong nguyên chất. Độ ngọt của đường hoặc mật ong sẽ trung hòa, làm giảm bớt vị mặn. Tuy nhiên cách này có thể cứu món ăn chỉ hơi thừa mặn, còn với những món đã bị mặn chát thì không được khả thi cho lắm.

3. Tăng thành phần món ăn

Nhiều người cho rằng để giảm bớt độ mặn cho món ăn, ta có thể thêm nguyên liệu cơ bản có trong món ăn. Nếu thấy món ăn mặn hơn bình thường, bạn có thể nấu thêm một số thành phần chính và cho chúng vào món ăn. Tuy nhiên, cách này chỉ hợp khi nhà bạn có sẵn các nguyên liệu này. Ví dụ, thêm nhiều thịt và rau vào nồi hầm của bạn hoặc bơ không muối cho nước sốt của bạn. Điều này sẽ làm giảm tỉ lệ muối trong món ăn.

Tăng thành phần món ăn để giảm vị mặn. Ảnh: Wikihow

Để khắc phục nấu ăn quá mức, bạn có thể tăng kích thước công thức bằng cách thêm nhiều thành phần hơn. Ví dụ, thêm nhiều thịt và rau vào nồi hầm của bạn hoặc bơ không muối vào nước sốt của bạn để cân bằng hương vị. Nếu bạn đang nấu một món ăn lỏng như súp hoặc cà ri, hãy thử đổ một ít chất lỏng mặn đi và thêm nước lọc hoặc sữa vào trong nồi, tùy theo món ăn.

4. Thêm tinh bột vào nồi canh

Bạn có thể dùng một miếng vải thưa hoặc vải xô bọc một ít cơm chín hoặc mì ống rồi thả vào nồi canh. Cơm sẽ hút các phần tử muối trong canh, giúp cho nồi canh đáng lẽ rất ngon của bạn sẽ giảm bớt được vị mặn.

Theo Hạ Quyên/ plo.vn

Nguồn LĐTĐ: http://laodongthudo.vn/5-meo-chua-man-ma-khong-can-dung-mi-chinh-73530.html