5 mẫu súng bộ binh tệ nhất trong lịch sử chiến tranh hiện đại

Có nhiều mẫu súng bộ binh nổi tiếng, nhưng cũng có những mẫu súng thiết kế rất dở, hoạt động kém tin cậy. Sau đây là 5 khẩu súng bộ binh có thiết kế tệ nhất trong lịch sử chiến tranh hiện đại, được Tạp chí NI của Mỹ thống kê.

Đứng đầu danh sách súng bộ binh tệ nhất, là súng trường Kiểu 38 Arisaka của Nhật Bản. Đây là mẫu súng trường sao chép từ mẫu súng trường Mauser nổi tiếng của Đức. Tuy nhiên Arisaka Kiểu 38 là một vũ khí sao chép kém xa phiên bản gốc.

Đứng đầu danh sách súng bộ binh tệ nhất, là súng trường Kiểu 38 Arisaka của Nhật Bản. Đây là mẫu súng trường sao chép từ mẫu súng trường Mauser nổi tiếng của Đức. Tuy nhiên Arisaka Kiểu 38 là một vũ khí sao chép kém xa phiên bản gốc.

Arisaka Kiểu 38 sử dụng cỡ nòng 6,5 mm; để tăng tầm bắn, súng lắp nòng dài 80 cm. Kết quả là ra đời một khẩu súng trường dài đến 147 cm; trong khi chiều cao của lính nghĩa vụ Nhật Bản khi đó, trung bình chỉ là 162 cm. Với lưỡi lê kèm theo, Arisaka thường dài hơn chiều cao của binh lính Nhật, làm cho vũ khí khó sử dụng và mất thăng bằng về phía trước.

Chưa hết, Arisaka nặng tới 4,2 kg, cực kỳ nặng đối với một người lính Nhật Bản có trọng lượng cơ thể chỉ nặng trung bình 58 kg. Nhưng thành tích trong thực chiến mới thảm hại, khi sức xuyên của đạn kém, dẫn đến súng phải thay đổi cỡ nòng lên 7,7 mm.

Mẫu súng bộ binh thứ hai bị đánh giá tệ hại nhất, chính là phiên bản M-16 đời đầu; khi mới đưa vào sử dụng, M-16 ban đầu được quảng bá là một vũ khí nhẹ, có tính năng và có độ tin cậy cao. Nhưng khi được trang bị cho Quân đội Mỹ tham chiến tại chiến trường Việt Nam, những vấn đề hỏng hóc chưa từng được biết đến, đã ám ảnh loại súng này trong nhiều thập kỷ.

Còn Quân đội Mỹ khi sử dụng M16, đã mắc một sai lầm nghiêm trọng, khi thổi phồng quá mức độ tin cậy của vũ khí, và sử dụng loại thuốc đạn kém hơn. Do M-16 sử dụng trích khí trực tiếp, nên thuốc súng kém, làm kẹt chuyển động của súng.

Các chuyên gia tin rằng, việc sử dụng thuốc súng kém, khiến M-16 có nguy cơ bị bắn nhầm hoặc hỏng hóc, kẹt đạn cao gấp sáu lần. Cùng với đó là súng rất nhạy cảm với bụi bẩn và phải bảo quản thường xuyên. Mặc dù các vấn đề cuối cùng đã được giải quyết, nhưng M16 đã có lúc là một trong những khẩu súng bộ binh tồi tệ nhất.

Đứng hàng thứ ba trong danh sách những khẩu súng bộ binh tệ nhất là khẩu L85 của Anh; mặc dù đây là mẫu súng mang tính cách mạng, khi sử dụng thiết kế kiểu bullpup (cái tẩu); được trang bị kính ngắm ban đêm và kính ngắm quang học có độ phóng đại 4x. Thậm chí quân đội nhiều nước trong khối NATO còn "ghen tỵ" với súng bộ binh của Quân đội Anh khi đó.

Tuy nhiên, sự ghen tị nhanh chóng chuyển sang thương hại, khi L85 được biết đến với nhiều lỗi thiết kế nghiêm trọng. Các vỏ đạn hất ngược vào hộp khóa nòng, làm súng ngừng hoạt động. Những chi tiết bằng nhựa của súng bị giòn và thường xuyên bị vỡ; khi bắn liên thanh, súng thường bị hóc đạn.

L85 đã phải sửa đổi và nâng cấp nhiều năm, để đưa lên tiêu chuẩn L85A3, nhưng giá thành nâng cấp đắt hơn giá của một khẩu M4 carbine hoàn toàn mới. Cuối cùng Quân đội Anh cũng có một mẫu súng bộ binh hoàn thiện, sau hơn 30 năm khẩu súng này được đưa vào sử dụng; nhưng có khả năng, nó sẽ sớm bị thay thế bởi một mẫu súng bộ binh mới.

Quân đội Ấn Độ nổi tiếng bởi sự chậm chạp trong thiết kế vũ khí; sau nhiều năm dùng súng của nước ngoài, Ấn Độ quyết định chế tạo một mẫu súng bộ binh nội địa (INSAS) cho Quân đội Ấn Độ. Mặc dù có vô số ý tưởng về súng trường tấn công tốt và sử dụng tin cậy, INSAS dường như đã đi theo hướng hoàn toàn ngược lại, và có thể đánh giá đây là loại súng hoàn toàn thất bại.

INSAS được thiết kế như một khẩu súng trường tấn công, sử dụng đạn 5,56 mm bình thường. Giống như M-16A2, nó được thiết kế để bắn ở hai chế độ, tự động và ba viên một; nhưng không giống như M-16A2, nó thỉnh thoảng bắn hoàn toàn tự động, trái với mong muốn của người dùng.

Thép chế tạo súng INSAS rất giòn và dễ bị mài mòn, đồng thời các hộp tiếp đạn bằng nhựa, chỉ có sức chứa 20 viên, hay bị vỡ và không thể sử dụng trong thời tiết lạnh. Mặc dù súng có tốc độ bắn thấp, nhưng INSAS vẫn dễ bị quá nhiệt.

Và như một sự sỉ nhục cuối cùng, INSAS thường xuyên bắn dầu nóng vào mắt của người bắn. Sau 20 năm phục vụ, một khoảng thời gian quá ngắn cho một mẫu súng bộ binh hiện đại, Quân đội Ấn Độ lại phải tìm đến súng AK-203 của Nga để thay thế khẩu INSAS.

Đứng cuối danh sách những mẫu súng bộ binh tệ hại nhất là khẩu AMD-65 của Hungary; đây là mẫu súng nhái theo súng trường tiến công AK-47 rất nổi tiếng và thành công; nhưng mẫu AMD-65 thì ngược lại, do súng không tuân thủ theo thiết kế truyền thống đã được các nhà thiết kế Liên Xô tính toán kỹ.

AMD-65 khác với AK-47 ở một số điểm, súng rút ngắn nòng từ 46 cm của AK-47 xuống chỉ còn 35 cm, và kết quả là AMD-65 có tầm bắn ngắn hơn và kém chính xác hơn. Ốp lót tay của súng bằng sắt, thay vì bằng gỗ hoặc nhựa truyền thống, nên khi bắn làm bỏng tay người bắn.

Súng sử dụng báng súng dạng khung nhẹ, nên súng mất thăng bằng, nặng về phía trước, đồng thời không có chỗ để "tỳ má" vào báng súng khi bắn. Trong năm 2005 và 2006, chính phủ Mỹ đã mua một số lượng lớn AMD-65 để trang bị cho các đơn vị cảnh sát Afghanistan, nhưng họ không hài lòng với loại vũ khí này và đề nghị thay thế bằng súng AK của Nga.

Video Súng trường tiến công tự động HK-416 - Nguồn: QPVN

Tiến Minh

Nguồn Tri Thức & Cuộc Sống: https://kienthuc.net.vn/quan-su/5-mau-sung-bo-binh-te-nhat-trong-lich-su-chien-tranh-hien-dai-1468223.html