5 lý do Mỹ sẽ không tấn công Iran vì Ả-rập-Xê-út

Cả người Mỹ và người Iran đều không lấy gì làm hào hứng trước viễn cảnh xảy ra xung đột quân sự giữa họ.

Gần như ngay lập tức sau cuộc tấn công vào một cơ sở sản xuất dầu của Aramco ở Abqaiq, những ngón tay đã chỉ vào Iran.

May mắn thay, có năm lý do tại sao cuộc chiến Mỹ-Iran sẽ không xảy ra.

1. Người Mỹ không muốn chiến tranh

Tờ National Interest đã thu thập dữ liệu khảo sát dư luận hàng tuần vào tháng 6 và tháng 7 năm 2019 để đánh giá sự sẵn lòng của người Mỹ trong việc hỗ trợ hành động quân sự chống lại Iran.

Dữ liệu tiết lộ rằng, đa số người Dân chủ (86%), Độc lập (81%) và Cộng hòa (81%) ủng hộ quyết định tránh leo thang của Tổng thống. Thay vào đó là việc áp dụng các biện pháp trừng phạt bổ sung lần lượt là 52, 61 và 89%.

Trong thời kỳ mà các quan chức Mỹ liên tục cáo buộc Iran hành động hiếu chiến, thái độ của người Mỹ vẫn luôn kiên định.

Nghiên cứu bao gồm, cuộc tấn công tàu chở dầu Kokuka Courageous và tàu chở dầu Front Altair ở Vịnh Ô-man và vụ bắn hạ máy bay RQ-4A của Hải quân Mỹ. Sự ủng hộ dành cho hành động quân sự không có sự tăng đáng kể nào.

Điều này có nghĩa là, cuộc tấn công cuối tuần trước vào các cơ sở chế biến dầu của Ả-rập Xê-út không dẫn đến bất kỳ áp lực nào với phản ứng của Mỹ.

2. Ông Trump ưu tiên đàm phán

Tổng thống Trump đã nhiều lần bày tỏ ưu tiên theo đuổi các cuộc đàm phán thay vì các hành động quân sự. Chỉ hai tháng trước, Trump công khai việc đình chỉ một cuộc tấn công Iran và bày tỏ hy vọng các nhà lãnh đạo Iran sẽ quay trở lại bàn đàm phán.

Trước đó, năm 2017, Trump liên tục đe dọa Triều Tiên, nhưng cuối cùng, lại quyết định chống lại lựa chọn quân sự và trở thành Tổng thống Mỹ đầu tiên bước qua Khu phi quân sự sang lãnh thổ Triều Tiên.

Vào thứ Ba, Trump đã nói rằng, khi xác nhận từ thông tin tình báo ông vẫn muốn tránh chiến tranh với Iran.

Trước đó, vào thứ Hai, làm việc cùng với Thái tử Bahrain, Trump nói rằng, ngoại giao không bao giờ đầu hàng cho đến 12 giây cuối cùng.

3. Diều hâu tạm rời Nhà Trắng

Cho đến tuần trước, cựu Bộ trưởng Quốc phòng James Mattis đã nói đùa rằng, ma quỷ nhập thể đe dọa an ninh quốc gia.

Trước đó, việc sa thải cố vấn Bolton được cho là đã làm suy yếu đáng kể ảnh hưởng của cái gọi là đội B bao gồm, cựu cố vấn John Bolton, thủ tướng Israel, Benjamin Netanyahu, Thái tử Mohammed bin Salman của Ả-rập Xê-út và Thái tử Mohammed bin Zayed.

Ông Bolton, một trong những người ủng hộ mạnh mẽ nhất cuộc xâm lược Iraq năm 2003, từ lâu đã được coi là người diều hâu nhất trong số các cố vấn cấp cao của Nhà Trắng của tổng thống.

Ông này ủng hộ cách tiếp cận đối đầu với Triều Tiên, Nga và Syria và đã tìm cách đối đầu với Iran trong nhiều năm.

Thật vậy, Bolton nổi lên như một trong những nhân vật phản diện chính của Kế hoạch hành động toàn diện chung, còn được gọi là Thỏa thuận hạt nhân Iran.

Bolton liên quan trực tiếp đến sự bất đồng về chính sách của Mỹ với Iran và sự ra đi của ông này cho thấy, xu thế không muốn gây chiến với Iran hiện đang thống trị tư duy tại Nhà Trắng.

4. Quân đội Mỹ không muốn đánh nhau với Iran

Vào tháng 7 năm nay, Tướng Mark Milley đã bày tỏ sự hoài nghi với Thượng viện về khả năng xảy ra một cuộc chiến lớn với Iran.

Milley, một vị tướng bốn sao giải thích rằng, quân đội tập trung vào một chiến lược cạnh tranh quyền lực lớn, và xung đột với một quốc gia như Iran sẽ phá vỡ các kế hoạch này.

Tạp chí Phố Wall đã xác nhận rằng, những quan điểm này vẫn là câu chuyện nổi trội tại Lầu năm góc. Không có gì đáng ngạc nhiên, các quan chức quân sự đã kêu gọi thận trọng và kiềm chế sau cuộc tấn công vào cơ sở dầu mỏ của Ả-rập Xê-út.

Tuy nhiên, các nhà hoạch định chiến lược của Hoa Kỳ vẫn lên kế hoạch cho một cuộc xung đột với Iran. Các kịch bản đã tính đến 900.000 binh sỹ đang tại ngũ và dự bị, những rủi do tại eo biển Hormuz, kho tên lửa đạn đạo, hệ thống phòng không của Iran và sự ủng hộ của Nga.

Bất chấp ưu thế quân sự, Lầu Năm Góc biết rõ, “đây sẽ không phải là một cuộc dạo chơi”.

5. Iran không thật sự muốn chiến tranh với Mỹ

Lãnh đạo tối cao Iran, Ayatollah Khamenei đã công khai tuyên bố rằng, Iran không tìm kiếm chiến tranh với Mỹ. Dù Mỹ rất khó để thắng thì Iran sẽ luôn chịu phần thiệt lớn hơn.

Bóng ma cuộc chiến Iran-Iraq năm 1980 vẫn rất sâu đậm trong tâm trí người Iran. Tehran đã mất 1.000.000 triệu người trong cuộc xung đột, tương đương 2% dân số tại thời điểm đó, ảnh hưởng nghiêm trọng đến thế hệ sau.

Mục tiêu Iran ở đây là chơi một ván cờ cho phép cải thiện vị thế thương lượng của Tehran trước Washington và các đồng minh.

Tehran đã thực hiện điều này thông qua hàng loạt leo thang hạn chế để tránh một cuộc chiến tàn khốc với kẻ thù mạnh hơn. Họ đã cẩn thận tránh các hành động khiêu khích. Và Iran có lý do chính đáng để tin rằng, chiến lược này có hiệu quả, khi Trump đã hủy các cuộc tấn công Iran.

Lời kết

Trong khi các học giả và các nhà hoạch định chính sách thường xuyên bày tỏ mối lo ngại về nguy cơ chiến tranh, việc tránh leo thang là rất khả thi trong trường hợp này.

Bởi Mỹ và Iran đều muốn tránh chiến tranh, nếu có, các hành động đều sẽ diễn ra thận trọng, trong giới hạn cho phép. Mọi tính toán sai lầm sẽ khiến cả hai trả giá rất đắt và người dân của hai quốc gia cũng đều không chấp nhận điều đó.

Như Ý

Nguồn Đất Việt: http://baodatviet.vn/the-gioi/quan-he-quoc-te/5-ly-do-my-se-khong-tan-cong-iran-vi-a-rap-xe-ut-3388043/