5 loại tiền lạ từng có ở châu Phi

Các dạng thức tiền tệ khác nhau đã được sử dụng phổ biến vào thời Tiền thực dân ở Phi Châu, chúng rất độc đáo và đa dạng như cách người ta gọi về ngôi nhà lục địa. Từ các loại vỏ ốc cho đến những thanh kiếm kỳ ảo, 5 loại tiền tệ lạ lùng dưới đây độc đáo đến nỗi chợ búa ngày hôm nay hầu như không ai biết cả.

Tiền vỏ ốc

Các thương nhân Arab được cho là đã truyền bá việc sử dụng loại tiền vỏ ốc (loại vỏ của loài ốc biển monetaria moneta) như là một thứ tiền tệ lưu hành ở các quốc gia xứ Tây Phi vào thế kỷ thứ 8. Các quốc gia Châu Á gần biển Thái Bình Dương và Ấn Độ Dương cũng sử dụng loại vỏ ốc nhỏ như một sự bỏ thầu hợp pháp.

Sở dĩ tiền vỏ ốc được xem là loại tiền tệ lý tưởng tại các quốc gia Tây Phi là vì một số lý do, chủ yếu là vì chúng rất hiếm và dễ cầm theo. Chúng thường được cột thành từng xâu để tiện mang theo và đếm tiền cũng dễ hơn. Theo bảo tàng Anh, một xâu tiền có thể bao gồm 40 cái vỏ ốc. Sang thế kỷ 20, tiền vỏ ốc bị ngừng sử dụng khi mà các chính phủ thực dân Âu Châu phát hành tiền giấy và tiền xu.

Kiếm Ngulu

Kiếm Ngulu là một trong những loại tiền tệ kỳ quặc nhất được sử dụng tại Phi Châu. Những thanh kiếm cồng kềnh (có kích thước lên tới 58cm hoặc dài hơn) và được rèn bởi người dân bộ lạc Ngombe, mặc dù một vài nhóm dân tộc ít người sống lân cận ở Congo cũng dùng nó. Nhìn bề ngoài, thanh kiếm Ngulu hao hao như một chiếc liềm tinh xảo, vì thế mà loại binh khí này còn có cái tên ám ảnh khác "trảm kiếm". Song không hề giống lưỡi liềm bởi phần bên ngoài của thanh kiếm lại là cạnh sắc bén. Buổi ban đầu kiếm được tạo ra để dùng cho các nghi thức hành quyết, và theo thời gian nó đã trở thành một biểu tượng uy tín khi tục hiến tế người bị đặt ngoài vòng pháp luật.

Một số người tin cho rằng những câu chuyện tàn bạo liên quan đến thanh kiếm này là sự bịa đặt, thực tế nó được "phát minh" bởi các nhà văn phương Tây giàu trí tưởng tượng như Edward James Glave khi vẽ nên cuộc sống của người Phi Châu. Các tù trưởng và thành viên hoàng gia thường nhảy múa với thanh kiếm Ngulu trên tay, và bởi vì được xem là một món hàng quý nên thanh kiếm cũng được dùng là một loại tiền tệ. Dần dà kiếm Ngulu không còn được xem là tiền nữa sau khi chính phủ Bỉ phát hành đồng Franc Công-gô trong thế kỷ 20. Dù không được sử dụng nhưng kiếm không vì thế mà bị lãng quên. Một số bảo tàng trên khắp thế giới hiện đang trưng bày nó.

Quả cân vàng Akan

Mặc dù được gọi là quả cân vàng nhưng các hình tượng thu nhỏ được tạo ra bởi người Akan sống ở Ghana và Cote d'Ivoire lại chủ yếu được chế tác từ đồng thau hoặc đồng. Không hề giống với các loại tiền tệ khác, quả cân vàng Akan không được trao đổi trong các phiên giao dịch/ mua bán, mà thay vào đó chúng được dùng như một thứ tiêu chuẩn để đo lường trọng lượng của bụi vàng: loại tiền tệ chính. Những người thợ vàng đã đo lường và ghi lại chính xác trọng lượng của từng món đồ. Nhu cầu dùng quả cân vàng và bụi vàng là một dạng nội tệ của người Akan và được tin là nó ra đời vào thế kỷ 14.

Các quả cân được thiết kế để tượng trưng cho thiên nhiên, tục ngữ và các chủ đề văn hóa khác. Chúng cũng dùng làm tiêu chuẩn cho mọi hoạt động giao dịch chẳng hạn như mua vũ khí, quần áo hay thực phẩm. Việc sở hữu trọn bộ các quả cân vàng là biểu tượng của sự giàu có, và là một phần quan trọng trong số tài sản của cải tích lũy của giới thương gia.

Nhu cầu sử dụng quả cân vàng đã bị đình lại sau khi chính quyền thực dân Anh phát hành đồng bảng Anh như là tiền tệ chính thức của người Ghana vào năm 1899. Ngày nay, nhiều bộ sưu tập quả cân vàng đang hiện diện tại các viện bảo tàng trên khắp thế giới, chúng tỏ rõ sức hấp dẫn về mặt mỹ thuật và tầm quan trọng lịch sử ở đó.

Thập giá Katanga

Thập tự giá Katanga được sử dụng làm tiền tệ trên khắp Trung Phi giữa thế kỷ 13 (hoặc sớm hơn) và sang thế kỷ 20. Loại tiền tệ độc đáo này được làm từ đồng và không có nét nghệ thuật nổi bật. Thập tự giá Katanga có nguồn gốc ở Katanga, một khu vực giàu tài nguyên đồng ở Đông Nam của nước Cộng hòa dân chủ Công-gô. Chỉ có các thành viên của một hội kín bí mật tên gọi là bwanga mới được phép khai thác và chế tác đồng. Các nghệ nhân tạo ra thánh giá bằng cách đổ nước đồng nóng chảy ra khuôn đất sét nung sẵn.

Thập tự giá Katanga là một biểu tượng quan trọng của sự giàu có và quyền lực, cùng uy tín của người được an táng cùng với nó. Sang thế kỷ 19 và đầu thế kỷ 20, chỉ một cây thập giá cũng có thể mua được 6 con gà, 2 cây thập giá mua được 1 khẩu súng. Giữa thế kỷ 20, việc sử dụng thập giá làm tiền tệ đã bị đình lại, nhưng nó vẫn tiếp tục là biểu tượng lịch sử giàu mạnh của người Katanga. Hình tượng cây thập giá tồn tại trên lá cờ của Cộng hòa Katanga ly khai.

Nhung Kasai

Một vài nhóm dân tộc ít người ở Công-gô đã sử dụng vải làm tiền tệ; một số loại vải nổi tiếng và dùng phổ biến nhất là nhung Kasai. Người Shoowa ở Kuba (Cộng hòa Công-gô) đã biết tạo ra nhung kể từ thế kỷ 17. Mặc dù truyền thuyết địa phương nói rằng người Shoowa học cách dệt nhung từ các nhóm dân tộc ít người lân cận và nghề truyền thống này vẫn còn tồn tại đến tận ngày nay.

Nhung Kasai dệt tay dài không đầy 0,6m được làm từ sợi nhuộm chủ yếu là lá cọ lông. Loại vải nhung được tô điểm bằng nhiều màu sắc sặc sỡ và điệu đà, các hoa văn truyền thống. Cánh đàn ông chịu trách nhiệm thu hoạch lá cọ lông và dệt vải, trong khi phụ nữ hỗ trợ khâu thiết kế và diềm hoa văn. Nhung Kasai là bảo vật của người Shoowa. Hiếm khi ai mặc nó, mà chủ yếu dùng trong các nghi lễ cũng như trả "tiền" mua quà trong các sự kiện như lễ đăng quang và hôn nhân. Giá trị của mỗi tấm nhung Kasai phụ thuộc vào độ phức tạp của thiết kế và độ dài của tấm vải. Chôn theo nhung Kasai còn được xem là biểu tượng của sự giàu có trong bộ lạc người Shoowa.

Nguyễn Thanh Hải (Tổng hợp)

Nguồn ANTG: http://antg.cand.com.vn/kinh-te-van-hoa-the-thao/5-loai-tien-la-tung-co-o-chau-phi-620545/