5 điều không nên khi bạn uống nước chanh ấm buổi sáng

Bạn thường xuyên uống nước chanh ấm buổi sáng thì hãy chú ý để không mắc phải những sai lầm dưới đây.

Từ thời xa xưa đến nay, chanh đã được chứng minh là một loại quả có nhiều tác dụng đối với sức khỏe . Vào thế kỷ thứ ba sau công nguyên, người La Mã tin rằng chanh là một liều thuốc giải độc cho tất cả các chất độc. Họ minh họa bằng câu chuyện về hai tên tội phạm bị quăng vào rắn độc, một tên ăn chanh thì sống sót khi bị rắn cắn, còn tên kia bị chết.

Chanh còn nổi tiếng là món đi kèm khi ăn cá vì người ta tin rằng nếu chẳng may bị hóc xương cá trong cổ họng thì nước chanh sẽ giúp làm tan xương cá. Loại quả này vốn nổi tiếng từ lâu thế nhưng nhưng việc uống nước chanh ấm thực sự mới được lan truyền rộng rãi thời gian gần đây.

Dù một số chuyên gia khẳng định nước chanh nóng không phải là "đồ uống thần dược" như bạn trông đợi, nhưng dù sao nó vẫn có nhiều lợi ích cho sức khỏe nếu bạn uống nước chanh ấm buổi sáng.

Không pha nước chanh quá lạnh hoặc quá nóng

Nước lạnh pha với chanh khi uống có thể gây sốc cho cơ thể. Ngược lại, nếu pha với nước nóng có thể làm cho các enzym có lợi trong chanh bị phá vỡ, không đem lại hiệu quả khi uống.

Chỉ nên pha nước chanh ấm, bằng với thân nhiệt của cơ thể mới có tác dụng giảm mỡ, không ảnh hưởng đến dạ dày.

Không uống trực tiếp nước cốt chanh đậm đặc

Nhiều người thường nghĩ, uống nước chanh theo cách nào cũng được. Bởi thế họ uống trực tiếp nước cốt chanh. Sau đó mới tráng nước lọc.

Nhưng do chanh có hàm lượng axit rất cao nên khi uống phải pha với nước, nếu uống trực tiếp có thể sẽ làm hại dạ dày, tăng nguy cơ viêm loét dạ dày và đường tiêu hóa.

Không uống nhiều nước chanh

Nước chanh dù tốt cho sức khỏe nhưng bạn không nên uống quá nhiều nước chanh nếu không muốn đối mặt với chứng ợ nóng.

Ngoài ra, khi pha nước chanh nhất định phải pha loãng, một lát chanh nguyên vỏ có thể pha với 3-4 cốc nước.

Không uống nước chanh mà không có ống hút

Do nước chanh vốn dĩ chứa nhiều axit nên có thể làm hỏng men răng nếu bạn uống trực tiếp. Thậm chí có thể khiến bạn dễ bị sâu răng hay răng bị nhạy cảm hơn.

Bạn chỉ nên uống nước chanh khi có ống hút để tránh làm hỏng men răng. Mỗi ngày bạn chỉ nên uống -2 cốc nước chanh. Buổi sáng nên uống nước chanh mật ong ấm để đảm bảo sức khỏe.

Không uống nước chanh khi đang đói

Khi đói bụng, bạn không nên uống nước chanh sau khi ăn khoảng 30 phút để tiêu hóa thức ăn tốt hơn.

Uống nước chanh khi đang đói dễ khiến cho đường tiêu hóa bị tổn thương, đặc biệt là gây đau quặn dạ dày.

Theo Hải Đường/Tiêu dùng

Nguồn Tri Thức & Cuộc Sống: https://kienthuc.net.vn/khoe-dep/5-dieu-khong-nen-khi-ban-uong-nuoc-chanh-am-buoi-sang-1501515.html